Một nữ giới có sức khỏe bình thường thì hàng tháng sẽ diễn ra quá trình rụng trứng. Tuy nhiên, trứng sống được bao lâu sau khi rụng? Để giúp chị em hiểu hơn về quá trình này thì chúng tôi xin có những chia sẻ cụ thể sau.
Trứng sống được bao lâu sau khi rụng?
Việc hiểu được vấn đề trứng sống được bao lâu sau khi rụng sẽ giúp các chị em biết được sự vận hành của cơ thể qua đó có thể giúp cho việc thụ thai thuận lợi hơn với những người mong muốn có tin vui.
Đối với nữ giới thì từ khi sinh ra, đã sở hữu một lượng trứng nhất định, khoảng 400 – 500 trứng trong suốt cuộc đời. Gần đến thời điểm rụng trứng, cơ thể sẽ sản xuất hormone estrogen làm dày lớp lót tử cung cũng như tạo môi trường “thân thiện” với các tinh trùng. Bên cạnh đó, nồng độ estrogen tăng cũng giúp gia tăng hormone LH, kích thích trứng chín và rụng trong vòng 24 – 36h sau đó. Chu trình hay lặp lại mỗi tháng và được gọi là quá trình rụng trứng. Thông thường trứng cần khoảng 90 ngày để trừng thành trước khi rời tổ.
Sau khi được giải phóng, trứng cần được thụ tinh ngay trong vòng 24h tiếp theo. Nếu không, trứng sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng. Buồng trứng sẽ ngừng tiết ra hormone, đồng thời lớp niêm mạc dày của tử cung sẽ bong tróc gây ra chảy máu. Trứng không thụ tinh sẽ theo máu ra ngoài. Đó là lúc bạn thấy xuất hiện chu kỳ kinh.
Cách tính chu kỳ rụng trứng để thụ thai?
Ngoài việc tìm hiểu về vấn đề trứng sống được bao lâu sau khi rụng thì chúng tôi cũng chia sẻ cho chị em về vấn đề này.
Vì thời gian sống của trứng rất ngắn, chỉ khoảng 12 – 24 giờ sau khi được phóng thích nên nhiều người cho rằng, thời điểm quan hệ để thụ thai tốt nhất là ngày trứng rụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ hội thụ thai của bạn sẽ cao hơn nếu quan hệ trước thời điểm rụng trứng 3 – 5 ngày. Vì tinh trùng có khả năng sống lâu hơn trứng khoảng 3 – 5 ngày. Lúc trứng rụng, nếu có tinh trùng chờ sẵn, cơ hội thụ thai sẽ cao hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người thường kéo dài 28 – 30 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 32 – 35 ngày. Với những người có chu kỳ 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ. Tuy nhiên, thời gian này không cố định. Sự rụng trứng có thể diễn ra chậm hơn, giao động từ ngày thứ 14 – 17 của chu kỳ. Ngay cả với cùng một người thời gian rụng trứng cũng có thể thay đổi theo từng tháng. Điều này giải thích vì sao phương pháp tránh thai bằng cách tính chu kỳ kinh thường có rủi ro cao.
Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh hàng tháng của bạn gái được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo.
Trung bình, chu kỳ kinh nguyệt của một nữ giới bình thường khoảng 28 – 32 ngày, nhưng một số bạn gái có thể có chu kỳ kinh ngắn hơn hoặc dài hơn nhiều. Đối với trường hợp bình thường, sau khi rụng trứng khoảng 14 ngày, cô nàng kinh nguyệt sẽ ghé thăm bạn gái.
Rụng trứng có thể được tính bằng cách bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng hoặc bằng cách tính 12 – 16 ngày từ chu kỳ kế tiếp. Hầu hết bạn gái sẽ rụng trứng vào bất cứ thời điểm nào giữa ngày 11 – ngày 21 của chu kỳ, kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Sự rụng trứng có thể xảy ra vào những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh vào một ngày khác nhau của mỗi tháng. Điều quan trọng là bạn gái bên theo dõi chu kỳ của mình để xác định giai đoạn rụng trứng, rồi từ đó tính ra thời điểm có kinh nguyệt.
Yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng trứng?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng như di truyền, tuổi tác, tình trạng sức khỏe và thói quen sinh hoạt.
Tuổi tác: Chất lượng trứng của phụ nữ tỷ lệ ngược với tuổi tác của họ. Tuổi càng cao, chất lượng trứng càng giảm.
Bệnh phụ khoa: Tắc nghẽn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo…đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trứng.
Thói quen không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, ngăn không cho trứng rụng bình thường. Thói quen thức khuya và ăn uống không đủ chất cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hormone và chất lượng trứng.
Nạo phá thai: Mỗi lần nạo phá thai sẽ làm khả năng thụ thai giảm từ 5 – 10%. Hơn nữa, một số trường hợp còn có thể gây viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng.
Yếu tố di truyền: Một số bệnh di truyền làm ảnh hưởng nhiễm sắc thể trong trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.
Vì thể để duy trì chất lượng trứng, chu kỳ kinh đều đặn, chị em nên chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đồng thời có thói quen sinh hoạt một cách lành mạnh, đảm bảo an toàn, chất lượng để chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề trứng sống được bao lâu sau khi rụng sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.
B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.
Hotline: 0287.300.9728
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn
Website: https://phongkhamminhchau.vn/