Sinh mổ bao lâu thì sinh lại được? Kiến thức sinh sản chị em cần biết

Khá nhiều chị em cảm thấy thắc mắc về vấn đề sinh mổ bao lâu thì sinh lại được. Để có thể giúp mọi người có những thông tin chia sẻ về vấn đề này thì chúng tôi xin có những chia sẻ thông qua nội dung bài viết sau.

Tư Vấn

Sinh mổ bao lâu thì sinh lại được?

Sinh mổ bao lâu thì sinh lại được?

Nếu bạn phải sinh con lần đầu bằng phương pháp mổ, hẳn bạn vô cùng lo lắng, không biết khi nào có thể sinh con trở lại được. Theo các chuyên gia y tế, thời gian mang thai lý tưởng sau sinh mổ là khoảng 2 năm trở lên (tính từ lúc sinh mổ lần đầu)

Vì sau thời gian hai năm, tử cung của người mẹ đã hoàn toàn bình phục, vết mổ cũng liền sẹo và không còn gây đau đớn hay có biến chứng gì, người mẹ cũng đảm bảo an toàn trong lần mang thai thứ hai.

Mang thai sau sinh mổ mẹ cần lưu ý những gì?

Mặc dù mẹ đã biết sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được, nhưng không vì thế mà mẹ không chuẩn bị những kiến thức khác để có thể mang thai an toàn, khỏe mạnh trong lần mang thai kế tiếp này:

Theo đó để việc mang thai kỳ lần hai sau sinh mổ diễn ra an toàn, mẹ lưu ý:

– Ngay sau khi nghi ngờ có thai cần phải tới bệnh viện để kiểm tra.

– Kiểm tra lại vết mổ cũ xem có đảm bảo an toàn cho thai kỳ tiếp theo.

– Cần phải thông báo cho bác sĩ lý do bạn sinh mổ lần một, những tai biến sau lần sinh mổ thứ nhất, các tiền sử bệnh án liên quan tới vết mổ.

– Trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi vết mổ cũ có gây đau không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu đau bất thường nào ở vết mổ cũ như đau nhói lên, đau liên tục, đau ngang trên xương mu cần phải thông báo cho bác sĩ ngay.

– Nên tới bệnh viện trước ngày dự sinh để được làm các xét nghiệm tiền phẫu, đánh giá xem có sinh thường hay sinh mổ lần hai.

Tư Vấn

Sinh mổ rồi có thể sinh thường được không?

Mẹ sinh mổ lần một có thể sinh thường lần hai không?

Đây là băn khoăn của rất nhiều chị em vì nhiều chị muốn sinh thường lần hai dù lần một đã sinh mổ. Theo các bác sĩ hầu hết sản phụ sau sinh mổ lần một đều lựa chọn sinh mổ lần hai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ không thường thường lần hai được.

Trước khi quyết định bạn nên sinh mổ/ sinh ngã âm đạo lần hai, bác sĩ cần kiểm tra và đánh giá toàn bộ thai kỳ của bạn lần một, lần hai và kiểm tra sức khỏe của mẹ, nguyên nhân mẹ sinh mổ lần một để quyết định bạn có thể sinh thường hay sinh mổ lần hai.

Giải đáp thắc mắc về vấn đề sinh mổ chị em cần biết

Đối tượng nào cần thiết phải sinh mổ

Những thai phụ sinh mổ là những người phải có chỉ định mổ. Chỉ định mổ lấy thai có thể là chỉ định về phía mẹ, về phía thai hoặc về phía phần phụ của thai, ngoài ra, còn có chỉ định mổ chủ động và chỉ định mổ cấp cứu.

Đối với chỉ định mổ chủ động tức là phẫu thuật lấy thai khi chưa có chuyển dạ.

Chỉ định mổ lấy thai chủ động về phía mẹ ví dụ như các bệnh lý toàn thân của mẹ: bệnh lý tim mạch, basedow, dị dạng mạch mãi, tiền sản giật nặng, khung chậu méo, khung chậu lệch…chỉ định mổ lấy thai chủ động về phía thai hoặc phần phụ của thai có thể là ngôi vai, rau tiền đạo, rau cài răng lược, thai to…

Chỉ định mổ cấp cứu là những chỉ định phát sinh trong quá trình chuyển dạ. Nếu diễn biến chuyển dạ bình thường người mẹ có thể đẻ phía dưới tử cung nhưng diễn biến bất thường ví dụ như trường hợp thai suy cấp trong chuyển dạ, tim thai xuống hoặc những trường hợp cổ tử cung không tiến triển hoặc cổ tử cung mở hết nhưng đầu bé không lọt thì sẽ chỉ định mổ.

Sinh mổ bao được bao nhiêu lần?

Người sinh mổ sẽ được sinh tối đa bao nhiêu lần?

Không có quy định tối đa cho việc sinh mổ thường khi bệnh nhân đã phẫu thuật lấy thai hai lần thì đến lần thứ ba bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên thắt vòi tử cung để tránh thai. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào từng trường hợp, hoàn cảnh của bệnh nhân.

Tư Vấn

Mới sinh mổ có có thai tiếp có nguy hiểm không?

Nguy cơ đầu tiên khi vừa sinh mổ có thai tiếp là thai sẽ bám vào sẹo mổ cũ tử cung hay còn gọi là chửa vết mổ. Thai bám vết mổ có nguy cơ chảy máu rất nhiều thậm chí có những bệnh nhân phải cắt cả tử cung để cầm máu trong những trường hợp chửa vết mổ này.

Vừa sinh mổ mà còn thai còn làm tăng nguy cơ rau cài răng lược. Rau cài răng lượng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu khi đẻ thường phải phẫu thuật cắt cả tử cung lấy thai để cầm máu.

Ngoài ra, khi thai lớn dần lên nguy hiểm nhất là thai làm nứt vết mổ. Vì giống như bạn tưởng tượng sẹo mổ cũ đã sâu, dính vào nên chỗ yếu nhất là vết sẹo mổ làm tăng nguy cơ nứt vỡ tử cung ở vị trí mổ.

Với chị em sinh mổ thì cần chú ý chăm sóc vết mổ tốt, cũng như cần thời gian phục hồi trước khi có ý định mang thai lần thứ hai.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề sinh mổ bao lâu thì sinh lại được sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.

Tư Vấn

B.S

Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

Hotline: 0899.809.1150

Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn

Website: https://phongkhamminhchau.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *