Bệnh gút là gì? Bệnh lý về xương khớp mọi người thường gặp hiện nay

Tại nước ta hiện nay, tình trạng những người mắc bệnh gút ngày một tăng cao. Thế bệnh gút là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Những biểu hiện cụ thể của căn bệnh này là gì? Với bài viết sau chúng tôi sẽ giúp các bạn biết rõ hơn về bệnh lý này.

Bệnh gút là gì? Triệu chứng của bệnh thế nào?

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. Đặc trưng của bệnh gút là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng những thường rất hiếm.

Tư Vấn

Triệu chứng khi bị bệnh gút

Những triệu chứng của bệnh gút là gì?

Triệu chứng bệnh gút thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm, trong một số trường hợp bệnh gút không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gút cấp tính hoặc mãn tính. Sau đây là các triệu chứng chính:

– Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm.

– Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào.

– Khớp chuyển sang màu sưng đỏ.

– Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.

– Các triệu chứng bệnh gút thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm. Hầu hết các biểu hiện của bệnh gút thường kéo dài trong vài giờ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vài tuần.

Ngoài ra, một người bị gút từ 6 – 12 tháng với cường độ khác nhau mỗi ngày. Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng vì vậy bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức.

Bệnh gút khiến các khớp ở chân sưng đỏ

Các giai đoạn của bệnh gút là gì?

Dựa vào mức độ bệnh thì bệnh gút được chia làm 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gút. Bạn có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gút sau khi họ bị bệnh sỏi thận.

Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, bạn sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gút với cường độ và tần suất càng gia tăng.

Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến chứng và các tính thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp. Đây là giai đoạn sẽ xuất hiện các khối chất nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng và có thể phá hủy sụn.

Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?

Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit thường vô hại và được hình thành trong cơ thể. Chúng sẽ được đào thải quá nước tiểu và phân. Với những bệnh nhân bị gút, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thế này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng đau đớn cho người bệnh.

Nguyên nhân làm cho tình trạng axit uric trong cơ thể tăng cao là bạn thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa purine. Purine là chất có sẵn trong cơ thể, nhưng một số thực phẩm cũng chứa nhiều chất này. Bạn càng ăn nhiều purine, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh gút.

Tư Vấn

Người bệnh gút cần có chế độ ăn uống thích hợp

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gút

Bên cạnh việc tìm hiểu về vấn đề bệnh gút là gì thì các bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống tích cực và lành mạnh để giúp hạn chế những cơn đau do bệnh gây ra.

Sử dụng thức ăn chứa ít nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều axit uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, đậu đỗ.

Tuyệt đối không uống rượu bia, cà phê, chè, vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactac máu – Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.

Tăng cường độ đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua.

Không uống: rượu, bia, cà phê, không ăn uống thực phẩm có vị chua làm tăng tính axit, không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp, không dùng chế phẩm có cacao, chocolate.

Người bệnh hoàn toàn có thể khống chế những cơn đau của bệnh gút nếu có chế độ ăn uống một cách lành mạnh hợp lý cũng như có phương pháp điều trị bệnh một cách an toàn, phù hợp.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về bệnh gút là gì sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.

Tư Vấn

B.S

Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

Hotline: 0899.809.1150

Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn

Website: https://phongkhamminhchau.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *