Phụ nữ nào cũng mong muốn có một thai kỳ an toàn, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng dị tật thai nhi luôn là điều khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt việc siêu âm nhiều cũng làm mẹ bầu vô cùng lo lắng. Thế thì bà bầu siêu âm nhiều có tốt không? Với nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin về vấn đề này.
Siêu âm là gì?
Dựa trên kỹ thuật sóng âm để phát hiện các vật trong nước người ta sẽ sử dụng máy biến năng để chuyển dòng điện thành những sóng có âm tần số cao mà tai người bình thường không nghe được. Những sóng âm này tạo thành các chùm tia sóng âm qua bụng xuyên qua khi máy biến năng di chuyển tới lui.
Chùm tia này gặp những vật trên đường đi của nó và dội lại. Máy sẽ ghi lại những sóng dội này và chuyển thành tín hiệu, tạo ra hình ảnh trên màn hình.
Chùm tia này chỉ xuyên qua nước, mô mềm như phổi, gan, thận chứ không đi qua xương, khí.
Mục đích của việc siêu âm thai là gì?
Trước khi quá lo lắng về vấn đề bà bầu siêu âm nhiều có tốt không thì chị em cần biết về mục đích thực sự của việc làm này.
Siêu âm thai được thực hiện một cách định kỳ trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ nhằm mục đích:
– Kiểm tra vị trí và tốc độ phát triển của thai nhi.
– Kiểm tra các dị tật thai nhi.
– Xem bé sắp sinh chưa nếu thai quá ngày dự sinh.
– Để kiểm tra các vấn đề trong bụng như thai ngoài tử cung, em bé nằm bình thường hay là ngược sau tuần thai 38.
– Để theo dõi thai nhi khi làm các xét nghiệm đặc biệt như chọc dò ối, nội soi thai hoặc hỗ trợ kỹ thuật mổ lấy thai.
Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không?
Việc siêu âm thai nhi là một trong những cách để giúp kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng phương pháp này sẽ gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe thai nhi. Việc siêu âm quá nhiều lần có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm thính lực của thai nhi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì việc siêu âm quá nhiều là điều không cần thiết có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Việc siêu âm giới tính hay lưu hình ảnh vào VCD có thể khiến mẹ bầu phải nằm lâu trong quá trình siêu âm, tia bức xạ có thể nhiều gây hại đến mẹ và con.
Thời điểm nào mẹ bầu cần siêu âm?
Ngoài việc chia sẻ về vấn đề bà bầu siêu âm nhiều có tốt không thì chúng tôi cung có những chia sẻ cho mẹ bầu về những cột mốc cần thực hiện việc siêu âm kiểm tra sức khỏe cho thai nhi.
Từ tuần 12 – 14 của thai kỳ: Thời điểm tốt nhất để xác định độ tuổi thai và độ mờ vai gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể thường có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành…
Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Thời điểm khảo sát hình thể thai nhi bao gồm cột sống, hợp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi…nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó còn có thể khảo sát về bánh nhau và nước ối qua siêu âm.
Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Ở thời điểm này việc siêu âm nhằm phát hiện một số bất thường về hình thể thai nhi xảy ra muộn ở tim, mạch máu và bất thường như giãn não thất…đồng thời để chẩn đoán ngôi thai, cân nặng thai nhi, khảo sát bánh nhau, dây tốn, nước ối…Từ đó bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá và tiên lượng được việc sắp sinh, nhất là những thai kỳ có nguy cơ cao để có thể cho nhập viện sớm trước ngày dự sinh.
Phương pháp siêu âm hiện nay là gì?
Có ba hình thức siêu âm hiện nay được thực hiện siêu âm thai nhi đó là:
Siêu âm thai 2D: Phương pháp siêu âm hai chiều, với hình ảnh trắng đen là phương pháp lâu thời nhất giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán có thai hay không, xác định thia nhiều phôi hay một phôi, kiểm tra vị trí thai nằm trong tử cung hoặc ngoài tử cung, xác định những bất thường bẩm sinh ở thai nhi…thường dùng để đo độ dài và kích thước đường cắt của bào thai so với hình thể bình thường.
Siêu âm thai 3D: Phương pháp siêu âm ba chiều, cho ra hình ảnh màu đúng kích thước thật của thai nhi. Ưu điểm siêu âm 3D là dễ dàng phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi, nhưng có nhược điểm là độ chính xác về kích thước cũng như tuổi thia không bằng siêu âm 2D.
Siêu âm 4D: Thực chất vẫn là siêu âm 3D với hình ảnh động, ưu điểm là thấy được hình ảnh thật đang cử động của bé tuy nhiên do quá trình lưu file lâu các tia bức xạ trong quá trình siêu âm nhiều có thể gây hại cho mẹ và bé.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề bà bầu siêu âm nhiều có tốt không sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.
B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.
Hotline: 0287.300.9728
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn
Website: https://phongkhamminhchau.vn/