Chia sẻ thông tin về thời gian ủ bệnh giang mai mà các bạn cần biết

Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm mà ai cũng có thể mắc phải. Do đó, việc trang bị những kiến thức về căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết. Thế thì thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu cũng như căn bệnh phát triển như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nội dung bài viết sau để biết rõ hơn về vấn đề này.

Bệnh giang mai gây ra nguy hiểm cho sức khỏe

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì?

Trước khi tìm hiểu cụ thể về thời gian ủ bệnh giang mai thì các bạn cần biết rõ về nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Tư Vấn

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên là Treponema pallidum gây ra. Là bệnh có tốc độ lây lan nhanh thông qua con đường quan hệ tình dục không an toàn cũng như nhiều con đường khác. Bệnh giang mai gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và trở thành gánh nặng cho người bệnh và xã hội.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai thường chủ yếu qua các con đường như:

Do quan hệ tình dục với người bị bệnh: Giang mai là bệnh xã hội vì thế con đường lây truyền phổ biến nhất chính là thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình có xoắn khuẩn giang mai.

Lây từ mẹ sang con: Nếu mẹ đã mắc bệnh giang mai nhưng không biết vẫn mang thai hoặc trong khi đang mang thai thì mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ cao lây truyền sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối khiến đứa trẻ sinh ra bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Tiếp xúc với vết thương của người bệnh: Khi vi khuẩn giang mai đã vào trong cơ thể, chúng nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Do vậy, nếu bạn vô tình tiếp xúc với các vết thương hở của người bị bệnh giang mai thì khả năng lây nhiễm bệnh rất cao.

Lây qua đường máu: Nếu vô tình truyền máu của người bị bệnh giang mai, đây cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh giang mai thế nào?

Thời gian ủ bệnh giang mai có thể từ 10 – 90 ngày tùy vào từng trường hợp bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Thường thì người bị nhiễm bệnh giang mai sẽ không biết mình bị bệnh trong khoảng thời gian này. Vì thế mà trong thời điểm này giang mai sẽ rất dễ lây truyền sang cho người khác thông qua con đường quan hệ tình dục hay tiếp xúc với vết thương hở hay truyền máu.

Đặc biệt thời điểm phát bệnh của bệnh giang mai cũng không giống nhau vì nó phụ thuộc vào cơ địa của tường người.

Người có sức đề kháng yếu thì thời gian phát bệnh giang mai càng nhanh, thời gian ủ bệnh thường chỉ khoảng 10 ngày.

Tư Vấn

Đối với những người có sức đề kháng cao thì thời gian ủ bệnh lạ lâu hơn, có thể kéo dài tới 3 tháng mới có thể phát hiện bệnh giang mai.

Cũng có một số trường hợp đặc biệt, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới 1 năm, sau đó bệnh xuất hiện luôn các triệu chứng của giai đoạn thứ hai và giai đoạn thứ 3 của bệnh.

Điều đặc biệt, trong thời gian giang mai chưa phát bệnh thì người bệnh cũng như người bình thường không hề xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào, cơ thể cũng không có biểu hiện và phản ứng gì bất thường.

Các triệu chứng giang mai chỉ xuất hiện khi bệnh đã bước qua thời kỳ ủ bệnh khoảng 20 – 30 ngày với các biệu hiện của giang mai giai đoạn 1.

Chính trong thời gian ủ bệnh giang mai không có triệu chứng gì làm cho việc lây nhiễm càng phổ biến khi người bệnh có quan hệ tình dục, khả năng lây nhiễm giang mai cho bạn tình lên đến 99%.

Dấu hiệu của bệnh giang mai thế nào?

Dấu hiệu bệnh giang mai như thế nào?

Ngoài việc tìm hiểu vấn đề thời gian ủ bệnh giang mai thì người bệnh cần biết về dấu hiệu của căn bệnh này. Mỗi giai đoạn của bệnh giang mai sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể đó là:

Giai đoạn khởi phát

Săng giang mai là những vết loét xuất hiện trong giai đoạn khởi phát và giai đoạn hai. Thời gian giữa thời kỳ nhiễm bệnh và xuất hiện săng giang mai là từ 10 – 90 ngày (trung bình 21 ngày). Săng thường cứng, tròn, nhỏ và không đau. Săng xuất hiện tại nơi vi khuẩn tiếp xúc cơ thể, như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, lưỡi, môi…

Trong giai đoạn này, giang mai có thể lây sang người khác thông qua tiếp xúc với săng qua âm đọa, hậu môn hoặc miệng.

Tư Vấn

Trong giai đoạn này, giang mai có thể lây sang người khác thông qua tiếp xúc với săng qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

Giai đoạn hai

Giai đoạn này bắt đầu khi săng giang mai lành hoặc vài tuần sau khi săng lành. Giai đoạn này thường bắt đầu với vết ban ở một hoặc nhiều nơi trên cơ thể. Có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau:

– Da phát ban, khô rát, đỏ hoặc có những đốm nâu đỏ trên tay và chân, không ngứa và tự hết. Ban ở những phần khác nhau trên cơ thể trông không giống nhau.

– Sốt

– Đau họng và sưng họng

– Rụng tóc từng mảng

– Đau đầu và đau cơ

– Sụt cân

Trong giai đoạn này, bệnh có thể lây sang người khác qua tiếp xúc với vết phồng rộp, hở hoặc các vết ban thông qua quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn, miệng. Phát ban hoặc những triệu chứng khác sẽ tự biến mất dù có hoặc không điều trị.

Giai đoạn muộn

Nếu không được trị giang mai kịp thời, thông thường bệnh có 15% khả năng tiến đến giai đoạn này. Giai đoạn muộn có thể xảy ra trong vài năm, thậm chí sau 20 năm hoặc hơn kể từ khi nhiễm bệnh.

Ở giai đoạn muộn bệnh có thể gây tổn thương nội tạng, bao gồm não, dây thần kinh, mắt, tim, gan, xương và khớp. Sự hủy hoại này có thể gây nên những vấn đề về thần kinh, mù, mất trí nhớ và nhiều vấn đề sức khỏe khác thậm chí là tử vong.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề thời gian ủ bệnh giang mai sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.

Tư Vấn

B.S

Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

Hotline: 0287.300.9728

Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn

Website: https://phongkhamminhchau.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *