Giang mai được đánh giá là căn bệnh xã hội có mức ảnh hưởng và nguy hại rất lớn cho sức khỏe. Bệnh giang mai lây qua con đường nào? Để có thể giúp mọi người có thêm những thông tin về vấn đề này thì chúng tôi xin có những chia sẻ sau đây.
Bệnh giang mai là gì?
Trước khi tìm hiểu về con đường lây nhiễm giang mai thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này.
Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Thời gian ủ bệnh giang mai có thể đến nhanh chỉ khoảng 10 ngày hoặc tới 90 ngày tuy nhiên trung bình, thời gian ủ bệnh khoảng 3 – 4 tuần. Bệnh giang mai nếu không được điều trị một cách kịp thời sẽ gây lở loét vùng da nhiễm bệnh, lây lan làm tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh biến chứng nặng có thể gây đau nhức xương hay gây nguy hiểm tới nội tạng.
Giang mai lây qua con đường nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì vấn đề giang mai lây qua con đường nào thì chính xác là lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, vẫn có những con đường khác gây ra tình trạng bệnh này mà mọi người cũng không nên bỏ qua như:
Lây truyền qua đường tình dục: Đây là con đường lây truyền phổ biến và thường gặp nhất. Đa số người bị bệnh giang mai là do quan hệ tình dục không an toàn. Các hình thức quan hệ có thể lây truyền bệnh bao gồm giao cấu, hôn, tiếp xúc cơ thể trực tiếp. Bởi vì tại bộ phận sinh dục, da và lớn niêm mạc rất mỏng rất dễ tạo điều kiện cho xoắn khuẩn gây giang mai lây nhiễm vào cơ thể.
Lây bệnh qua đường máu: Xoắn khuẩn gây giang mai có khả năng trú ngụ trong máu của người bệnh trong thời gian dài. Do vậy nếu người đã từng mắc giang mai đi hiến máu hoặc sử dụng chung bơm kiêm tiêm thì cần như sẽ lây truyền bệnh sang cho người khác.
Lây truyền bệnh do nhiễm trùng trong nhau thai: Nếu phụ nữ có thai mắc giang mai thì rất có thể sẽ truyền bệnh cho thai nhi, đặc biệt trong vòng 4 tháng đầu. Khi thai phụ không phát hiện bệnh hoặc điều trị giang mai không có thể khiến bào thai bị nhiễm trùng, dẫn đến sinh non hoặc tồi tệ hơn là chết lưu.
Truyền bệnh do nhiễm trùng trong đường sinh sản: Em bé không chỉ có nguy cơ nhiễm bệnh trong đầu thai kỳ. Khi em bé được sinh ra bằng đường sinh tự nhiên, nếu mẹ có vi khuẩn giang mai thì rất có thể bé cũng sẽ bị lây nhiễm giang mai.
Lây truyền qua các vết xước trên da: Nếu bạn tiếp xúc với người bị bệnh giang mai, chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể khiến xoắn khuẩn dễ dàng xâm nhập và khiến bạn mắc bệnh.
Lây qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân: Nếu đồ dùng cá nhân như bồn tắm, quần áo, khăn mặt của người bệnh có dính nội tiết, bạn tuyệt đối không nên sử dụng chúng. Lý do bởi các vi khuẩn trong nội tiết của người bệnh sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể bạn qua bất cứ vết thương hở trên da.
Giai đoạn phát triển của bệnh giang mai thế nào?
Ngoài việc tìm hiểu về vấn đề giang mai lây qua đường nào thì chúng tôi cũng có một vài chia sẻ về vấn đề giai đoạn phát triển của căn bệnh này mà các bạn cần biết.
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3 – 90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện những tổn thương da. Vết loét xuất hiện ở nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật…Tổn thương này được gọi là sang, là một dạng viêm loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục có kích thước 0,3 đến 3cam bờ nhẵn, máu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ, đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng, không đau. Triệu chứng có thể biến mất sau 3 – 6 tuần nếu không điều trị nên nhiều người lầm tưởng là khỏi bệnh, nhưng bệnh đang tiếp tục phát triển.
Giai đoạn 2
Giai đoạn hai xảy ra từ 4 – 10 tuần. Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác như ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng như hoa đào không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân, hình ảnh đào ban màu đỏ hoặc hồng tím như cánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Thường khu trú hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 – 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 – 3 tuần sau đó nhạt màu rồi biến mất.
Giai đoạn 3
Giai đoạn này có thể xảy ra khoảng 2 – 15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn một và được chia thành ba hình thức khác nhau, giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. Những người bị bệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh.
Giang mai là căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm và có giai đoạn phát triệu bệnh âm thầm. Do đó, cách tốt nhất để hạn chế những nguy hiểm của bệnh thì mọi người cần chủ động thăm khám khi có dấu hiệu bất thường. Lựa chọn địa chỉ thăm khám đảm bảo an toàn, chất lượng.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề giang mai lây qua đường nào sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.
B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.
Hotline: 0287.300.9728
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn
Website: https://phongkhamminhchau.vn/