Có khá nhiều người thắc mắc về vấn đề nhiễm trùng tiểu có nguy hiểm không. Để thực sự có thể giúp mọi người có thêm những thông tin về căn bệnh này chúng tôi xin có một vài chia sẻ thông qua nội dung bài viết sau đây.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiểu là gì?
Nhiễm trùng đường tiểu là căn bệnh gây ra không ít những ảnh hưởng cho vấn đề sức khỏe của người bệnh. Trước khi đi tìm hiểu cụ thể nhiễm trùng đường tiểu có nguy hiểm không thì chúng ta cần nhận biết dấu hiệu của bệnh.
Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh không phân biệt giới tính cũng như tuổi tác. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết để người bệnh kịp thời ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Những triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu mà các bạn cần lưu ý đó là:
Đau khi đi tiểu: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng tiểu. Người bệnh có thể cảm thấy cực kỳ đau đớn hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Trong thực tế, nhiều người vì không chịu nổi cảm giác này không muốn tiểu và cố gắng nhịn sao cho đi tiểu càng ít lần càng tốt. Nhưng việc nhịn tiểu này có khiểu khi còn làm cho bệnh nặng hơn.
Muốn đi tiểu thường xuyên: Khi nhiễm trùng đường tiểu, có thể bạn muốn đi tiểu thường xuyên, thậm chí là liên tục hơn so với trước đó. Ngay cả khi trước đây bạn không hề đi tiểu lúc đã ngủ thì nay thậm chí đang ngủ say bạn cũng phải dậy để giải quyết nhu cầu này.
Nước tiểu ít: Mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu được giải phóng ra ngoài không liên quan đến mức độ trầm trọng của bệnh mà đơn giản chỉ là do bạn liên tục muốn đi nên lượng nước tiểu chưa có nhiều.
Bí tiểu: Trước đây khi không bị nhiễm trùng đường tiểu bạn có thể đi tiểu bình thường. Nhưng khi thấy bí tiểu (có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể tiểu ra được) thì bạn nên cân nhắc đến lý do có thể bạn đã nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nước tiểu đục, có màu hoặc có mùi: Khi thấy dấu hiệu nước tiểu có thể bị đục kèm theo máu và có thể có mùi khủng khiến thì chắc bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Lúc này, bạn nên thăm khám bệnh càng sớm càng tốt.
Đau bụng và sốt: Triệu chứng này có thể ít gặp hơn, nhưng cũng không nên xem thường và bỏ qua. Bởi khi thấy có dấu hiệu đau bụng, đặc biệt là sốt thì rất có thể bệnh đang phát triển xấu đi.
Có thể những biểu hiện của người bệnh là không giống nhau và có thể chỉ xuất hiện một vài dấu hiệu kể trên. Những khi có vấn đề bất thường thì người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám, không để bệnh kéo dài, gây nguy hiểm.
Nhiễm trùng tiểu có nguy hiểm không?
Tình trạng nhiễm trùng tiểu ít nhiều có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh đó là:
Ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống: Các biểu hiện và triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu khiến cho không ít bệnh nhân cảm thấy khó chịu và lo lắng, gây ảnh hưởng về mặt tâm lý cũng như ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh: Tình trạng nhiễm trùng tiết niệu nếu như không được phát hiện và điều trị sẽ ngày một nặng hơn, thậm chí viêm loét và để lại mủ. Những tác nhân và vi khuẩn gây bệnh cũng có thể ngược dòng đến thận gây viêm thận…
Đặc biệt vi khuẩn gây bệnh còn có thể lan tới buồng trứng, vòi trứng tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới. Ở nam giới, tình trạng viêm niệu đạo, viêm ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, cũng gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng và tăng nguy cơ hiếm muộn cho người bệnh.
Phòng bệnh nhiễm trùng tiểu thế nào?
Để phòng bệnh và tránh nhiễm trùng đường tiểu có thể lặp lại sau khi điều trị, chúng ta cần có thói quen uống nhiều nước để rửa sạch bàng quang, đào thải các thành phần có hại, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh.
Nên ăn nhiều loại hoa quả như cam, chanh, bưởi một cách thường xuyên. Các loại trái cây làm nước tiểu bị chua, trong môi trường acid vi khuẩn sẽ khó phát triển hơn bình thường. Khi mắc tiểu, không nên nín nhịn quá lâu là phải đi ngay, thậm chí không cần chờ đến cảm giác mắc tiểu mới đi mà canh chừng 2 – 3 giờ là phải tự đi tiểu. Nước tiểu càng ứ đọng trong bàng quang thì mần bệnh càng có cơ hội phát triển.
Sau mỗi lần giao hợp, phụ nữ nên đi tiểu ngay và vệ sinh vùng cửa mình để loại bỏ các vi khuẩn được đưa vào niệu đạo và bàng quang. Mỗi ngày phải vệ sinh vùng kín thường xuyên, khi rửa nên thực hiện từ trước ra sau, tránh mang vi khuẩn có sẵn ở âm hộ và hậu môn vào đường tiểu. Trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ phải thay băng thường xuyên dù kinh nguyệt có ít hay nhiều. Mọi ứ đọng sẽ là nguyên nhân chính cho mầm bệnh phát triển và tấn công bàng quang và gây nên nhiễm trùng đường tiểu.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề nhiễm trùng tiểu có nguy hiểm không sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.
B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.
Hotline: 0899.809.1150
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn
Website: https://phongkhamminhchau.vn/