Dấu hiệu của bệnh cơ xương khớp thường không được người bệnh nhận biết đúng. Để tình trạng bệnh kéo dài và gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Với những chia sẻ dưới đây chúng tôi sẽ giúp mọi người hiểu hơn về dấu hiệu, nguyên nhân cũng như một số vấn đề liên quan tới bệnh cơ xương khớp.
Nguyên nhân của bệnh cơ xương khớp là gì?
Do cơ xương khớp gồm nhiều bộ phận trên cơ thể của chúng ta, vì thế nguyên nhân gây ra bệnh cũng khá đa dạng nhưng thường có do những yếu tố sau:
Tuổi tác: Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị đau cơ do cơ thể bị lão hóa, cơ xương khớp ngày càng hoạt động yếu đi.
Nghề nghiệp: Những công việc đòi hỏi các hoạt động lặp đi lặp lại hoặc phải duy trì những tư thế không tốt cho sức khỏe sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn cơ xương khớp.
Mức độ hoạt động: Sử dụng quá nhiều cơ bắp hoặc không hoạt động ví dụ như ngồi cả ngày có thể gây ra tình trạng bệnh cơ xương khớp.
Lối sống: Vận động viên là những người có nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp do hoạt động, tập luyện trong thời gian dài.
Các mô cơ thể bị hư hỏng và hao mòn do quá trình hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, chấn thương do tai nạn xe, té ngã cũng có thể gây ra đau cơ xương khớp. Những nguyên nhân khác bao gồm đau do đứng ngồi ở tư thế cột sống không thẳng trong thời gian dài.
Dấu hiệu của bệnh cơ xương khớp là gì?
Cơ xương khớp gây ra tình trạng viêm ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Những người bị rối loạn cơ xương khớp có thể cảm thấy đau toàn bộ cơ thể. Các cơ trong cơ thể có cảm giác như bị đốt hoặc vặn xoắn do tình trạng làm việc quá sức hoặc bị kéo dãn ra. Thường thì dấu hiệu của bệnh cơ xương khớp đó là:
Cơ xương khớp bị đau khi hoạt động hay bị đau khi ấn vào: cảm giác đau thường tê, khó chịu hoặc đau nhức ở cơ xương, cảm giác vô cùng đau đớn.
Mệt mỏi: dấu hiệu của bệnh cơ xương khớp là người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, tinh thần mệt nhọc, cơ thể không muốn vận động.
Rối loạn giấc ngủ: Khi gặp tình trạng bệnh cơ xương khớp sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh. Người bệnh sẽ khó ngủ do những cơn đau hành hạ.
Viêm, sưng đỏ: Các cơ, xương khớp sẽ có tình trạng viêm, sưng, đỏ, cảm giác đau, tê, khi ấn vào hay khi người bệnh đi lại, hoạt động.
Khả năng chuyển động của khớp bị hạn chế: Bệnh cơ xương khớp sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của khớp. Khiến người bệnh khó di chuyển đi lại nhất là khi tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Mất chức năng hoạt động của khớp: Một trong những dấu hiệu vô cùng nguy hiểm của tình trạng bệnh cơ xương khớp đó là khiến cho khớp mất khả năng hoạt động, người bệnh bị tê liệt không có khả năng đi lại hay hoạt động nữa.
Cảm giác ngứa ran: Triệu chứng của bệnh cơ xương khớp thường thấy nữa là cảm giác ngứa và nong ra ở phần vùng xương khớp, cảm giác có thể ở một phần trên cơ thể hoặc toàn bộ.
Tê hoặc cứng, cơ khớp: Tê hoặc cứng cơ khớp là một trong những tình trạng mà người bệnh sẽ gặp phải khá thường xuyên khi bị bệnh xương khớp.
Cơ yếu hoặc giảm lực cầm nắm: Cơ sẽ bị yếu dần và giảm đi khả năng cầm nắm giữ các đồ vật do cơ khớp yếu đi và mất dần khả năng đàn hồi linh hoạt.
Khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh cơ xương khớp nói trên thì người bệnh cần nhanh chóng lựa chọn địa chỉ y tế chất lượng thăm khám. Không nên để bệnh kéo dài sẽ gây ra những vấn đề nguy hiểm nặng có thể mất khả năng hoạt động gây ra tình trạng bại liệt ở cơ khớp.
Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp thế nào?
Kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh cơ xương khớp
Bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi người bệnh về tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể kiểm tra cơ và khớp xương để tìm các dấu hiệu như:
– Yếu cơ
– Những dấu hiệu cơ giật vặn xoắn
– Vừng bị sưng đỏ
Ngoài ra, tùy vào rối loạn cụ thể bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh, có thể chụp X – quang hoặc xét nghiệm máu để xác định bệnh thấp khớp.
Phương pháp dùng để điều trị bệnh xương khớp thế nào?
Thường thì vấn đề bệnh xương khớp điều trị thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như vấn đề sức khỏe của bệnh nhân.
Nếu người bệnh đau nhẹ và cơn đau không thường xuyên thì có thể bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm.
Với cơn đau nặng người bệnh có thể cần giảm đau mạnh hơn và phải theo toa chỉ định cụ thể của bác sĩ. Hoặc người bệnh có thể áp dụng vật lý trị liệu để trị bệnh.
Ngoài ram cũng có những phương pháp khác có thể điều trị như:
– Kỹ thuật thư giãn
– Tiêm với các thuốc gây tê hoặc thuốc chống viêm
– Tập các bài tập thể dục giúp tăng cường sức cơ và giãn cơ.
– Xoa bóp chữa bệnh.
Khi gặp vấn đề bệnh cơ xương khớp người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám, không nên để bệnh kéo dài sẽ gây ra những vấn đề cho sức khỏe. Lựa chọn bác sĩ thăm khám tốt để được tư vấn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề dấu hiệu của bệnh cơ xương khớp sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.
B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.
Hotline: 0287.300.9728
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn
Website: phongkhamminhchau.vn