Dấu hiệu bệnh đau gót chân nhận biết sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

Đau gót chân là căn bệnh có dấu hiệu rất dễ nhận biết tuy nhiên nhiều người lại không chú ý. Việc nhận biết sớm dấu hiệu bệnh đau gót chân sẽ giúp người bệnh điều trị bệnh kịp thời và tránh những mối nguy hiểm của bệnh. Vậy thì dấu hiệu của căn bệnh này thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau:

Dấu hiệu bệnh đau gót chân

Bệnh đau gót chân là gì?

Bệnh đau gót chân là hiện tượng người bệnh cảm thấy đau nhức, cắn giật ở vùng gót chân rất khó chịu, cơn đau thường tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau gót chân có thể nhẹ và tự hết. Tuy nhiên, cũng có cơn đau gót chân dai dẳng và trở thành mãn tính.

Tư Vấn

Ở chân có tổng 26 xương, trong đó, xương gót là lớn nhất và có chức năng chịu phần lớn sức nặng của cơ thể. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng: khi đi, lực tác động lên chân gấp 1. 25 lần trọng lượng cơ thể và gấp 2.75 lần trọng lượng cơ thể nếu chạy. Chính vì thế, phần gót chân rất dễ bị tổn thương và đau.

Trong hầu hết các trường hợp, dấu hiệu đau gót chân là do nguyên nhân cơ học như chấn thương do chạy nhảy. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác như viêm khớp, nhiễm trùng, tự miễn…gây ảnh hưởng đến toàn thân đều có khả năng gây đau gót chân.

Dấu hiệu thường gặp của bệnh đau gót chân

Triệu chứng của bệnh đau gót chân là gì?

Dấu hiệu đau gót chân thường phát triển từ từ mà không có chấn thương hay vấn đề nào trước đó. Cơn đau thường xuất hiện sau khi đi giày dép đế xẹp như dép lào. Khi đó, bàn chân bị căng và dễ tổn thương gót chân.

Tư Vấn

Trong đa số trường hợp, cơn đau bắt đầu ở mặt dưới gót chân và lan nên trên gót. Sau khi nghỉ ngơi, chân bạn hoạt động lại thì cơn đau ở gót chân cũng tăng lên. Sau khi hoạt động, cơn đau giảm và sẽ nặng hơn vào cuối ngày.

Nguyên nhân đau gót chân là gì?

Ngoài việc tìm hiểu về đau gót chân thì các bạn cũng cần biết về nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này. Thường thì một số nguyên nhân gây ra đau gót chân đó là:

Viêm cân gan bàn chân

Đau gót chân thường do viêm cân gan chân, bản chất là cân mạc bị thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc do chấn thương gây ra. Nguyên nhân gây viêm cân gan bàn chân thường do một số trường hợp như:

– Mang giày không phù hợp, quá cao hoặc quá cứng, kích thước không hợp lý dễ gây viêm cân gan.

– Thường xuyên đi chân không, đặc biệt nơi mặt sàn cứng.

– Phụ nữ có thai hoặc người béo phù có khối lượng có thể lớn, gây lực lên gan bàn chân.

– Cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh.

– Bong gân gót chân

Đây là chấn thương thường gặp trong khi hoạt động thể lực. Mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào cơ chế chấn thương. Hầu hết, bong gân thường không cần đến cấp cứu. Bong gân gót chân xảy ra ở phần khớp và phần gân ở chân. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến cơ và dây chằng.

Tư Vấn

Gãy xương gót

Gãy xương gót có thể chỉ là vết nứt nhỏ hoặc vỡ hoàn toàn xương gót, ở một nơi hoặc nhiều nơi, gãy đơn giản hay tạo ra nhiều mảnh xương nhỏ. Đa số, gãy xương xảy ra khi lực tác động lên xương quá sức mà nó có thể chịu được. Đây là tình trạng cần được cấp cứu ngày.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau gót chân

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch và túi dịch bao quanh khớp, nó chèn vào những nơi mà xương, cơ dây chằng tiếp xúc gần xương. Bao hoạt dịch đóng vai trò như túi bôi trơn, làm giảm áp lực khi vận động. Viêm bao hoạt dịch có thể gây đau, hạn chế cử động của khớp và từ đó làm gây khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Triệu chứng bao gồm: sưng, đau, đỏ vùng da nơi bao hoạt dịch.

Tư Vấn

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm khớp ảnh hưởng đến cột sống. Nó có thể gây ra viêm nặng nề, dẫn đến đau mạn tính và giảm cử động. Hơn nữa, trong viêm cột sống dính khớp, có tình trạng hình thành xương mới làm dị dạng cột sống, căn bệnh này làm ảnh hưởng đến khớp khác trong cơ thể.

Thoái hóa sụn xương

Thoái hóa sụn xương là bệnh có tính di truyền. Bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở trẻ em và thanh thiếu niên. Mặc dù người trưởng thành cũng có khả năng bị nhưng thường xảy ra ở trẻ em do độ tuổi này xương vẫn còn phát triển.

Chăm sóc đau gót chân thế nào an toàn?

Khi có dấu hiệu bệnh đau gót chân thì có những cách để khắc phục tình trạng này cho người bệnh như:

– Nghỉ ngơi không để gót chân hoạt động quá mức khi bị đau.

– Chườm đá gót chân hai lần mỗi ngày, từ 10 – 15 một lần.

– Sử dụng niêng nâng đỡ gót chân và ban đêm.

– Không đi chân đất.

– Nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối.

– Tập các bài tập duỗi cẳng chân như kéo ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào mỗi buổi sáng.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề dấu hiệu bệnh đau gót chân sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.

Tư Vấn

B.S

Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

Hotline: 0287.300.9728

Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn

Website: phongkhamminhchau.vn

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *