Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là căn bệnh có tỷ lệ người mắc phải khá cao. Thế thì nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh là như thế nào? Để giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh này thì chúng tôi sẽ có những chia sẻ qua nội dung sau đây.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nguyên nhân do đâu?
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là căn bệnh có thể xảy ra ở các trẻ em và người lớn nhưng xảy ra phổ biến thường ở người từ độ tuổi trung niên và người gia do một số nguyên nhân như:
– Do áp lực quá lớn cùng một lúc khiến cho một đốt xương sống hoặc cột sống bị phá vỡ hoặc một đĩa đệm bị vỡ và lệch ra khỏi vị trí.
– Do làm việc văn phòng hay ngồi một chỗ sử dụng máy tính liên tục trong thời gian dài mà không thay đổi tư thế gây hại cho cột sống cổ.
– Do ít vận động, lười tập thể dục.
Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Thường thì biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được chia làm hai nhóm đó là:
Nhóm bệnh lý rễ (chèn ép và thương tổn ở ngoại biên)
Người thuộc nhóm này thường có triệu chứng đau và tê. Cơn đau gáy thương lan ra vai và xuống tay hạn chế vận động của tay khi đưa ra sau hoặc lên cao. Đôi khi có cảm giác đau lan ra cả vùng da đầu. Cảm giác đau nhức nhối, khó chịu, đôi khi đau biểu hiện giống như mỏi, mơ hồ, không rõ ràng. Vài trường hợp đau tăng lên hoặc giảm đi khi ở một tư thế nhất định nào đó.
Triệu chứng tê thường xảy ra ở vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón, tăng lên sau khi làm việc hoặc lái xe. Nếu các ngón tay tê, người bệnh có cảm giác khác lạ khi cầm nắm các đồ vật. Có nhiều kiểu tê như tê bì, tê châm chích, rần rần hoặc một kiểu tê khác thường được gọi là đau cháy.
Người người bệnh bị yếu co nhưng ít khi tự nhận biết được, chỉ đến khi yếu nhiều không thể cầm nắm chắc các vật như bút, đũa hoặc khó khăn khi gài nút áo. Ở giai đoạn nặng có thể bị teo một số cơ ở tay.
Nhóm bệnh lý tủy (chèn ép và thương tổn ở trung ương)
Biểu hiện nổi bật là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu vùng thân mình, đặc biệt ở vùng bụng trước rồi đến hai chân và tay. Chân thường yếu trước tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã khi đi lại, khi bị yếu nhiều, hai tay cũng không còn làm việc bình thường được nữa, tiểu khó và thường bị táo bón, hay cảm thấy thiếu hơi hoặc khó thở.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đi lên xuống cầu thang hay bị mệt hoặc leo được mất bậc thì cảm thấy mệt hai chân mỏi rã rời, có khi đi hay vấp ngã, , rớt dép, cảm thấy khó điều khiển hai chân.
Nhiều người có biểu hiện của cả bệnh lý rễ lẫn bệnh lý tủy, tức là gồm cả hai nhóm triệu chứng mô tả bệnh nói trên.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe như:
Thiếu máu nuôi dưỡng não
Không chỉ các rễ thần kinh bị chèn ép và cách mạch máu ở vùng cổ cũng bị chèn ép, làm giảm quá trình lưu thông máu từ tim lên đến não. Thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ gây tổn thương cho não và hệ thần kinh. Đó là lý do khiến bạn bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Hội chứng giao cảm ở cổ sau
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cơ thể gây tình trạng đau đầu, thiếu máu lên não. Khi nhân nhầy chèn ép vào các rễ thần kinh tủy sống có thể gây ra hội chứng giao cảm cổ sau và có các biểu hiện như đau đầu, rối loạn thăng bằng, rối loạn chức năng nghe và nuốt.
Các triệu chứng của hội chứng giao cảm cổ sau có thể tiến triển nặng hơn và xuất hiện nhiều biểu hiện xen kẽ gây ra các rối loạn vận động, tay chân, gây đau nhức. Bệnh nhân khó cử động, không thể tự đi lại một mình.
Liệt nữ người, liệt tay chân
Đây là biến chứng nặng nề nhất thuộc chứng tối loạn vận động tay chân, khi rễ thần kinh cổ 2, 3 bị chèn ép nặng sẽ gây ra những tổn thương làm mất khả năng vận động nửa người, tê liệt tay chân.
Phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thế nào?
Để có thể tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì mọi người cần chủ động phòng tránh bệnh bằng cách như:
– Nên thường xuyên tập thể dục đều đặn 30 – 45 phút mỗi ngày với bài tập tốt cho cột sống cổ vừa sức.
– Không làm việc quá lâu trên bàn giấy, máy tính cứ mỗi 30 – 40 phút nên thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai, tay. Động tác tự xoa bóp vùng cổ gáy có tác dụng tốt chống thoái hóa.
– Giữ ấm vùng cổ vai khi trời lạnh, khi đi xe máy và đi ngủ.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ để biết được vấn đề sức khỏe.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.
B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.
Hotline: 0899.809.1150
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn
Website: phongkhamminhchau.vn