Viêm tai giữa ở trẻ em là căn bệnh khá thường gặp. Bệnh nếu không điều trị đúng cách kịp thời sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng thính lực của trẻ. Những điều mà chúng tôi chia sẻ dưới đây về vấn đề bệnh viêm tai giữa ở trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm những thông tin cần thiết để chăm sóc các thiên thần của mình tốt hơn.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em là gì?
Viêm tai giữa trẻ em là căn bệnh xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này cụ thể đó là:
– Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu, chưa hoàn thiện nên không chống lại được sử tấn công từ các vi khuẩn, virus dẫn tới mắc bệnh.
– Cấu trúc tai của trẻ thường có hòm nhĩ và họng mũi nằm ngang, ngắn hơn nên sẽ dễ bị viêm nhiễm, từ đó lây lan bệnh viêm tai giữa.
– Trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với những kích thích hóa, lý và cơ học gây ra tình trạng xuất tiết dịch, gây dịch ứ đọng ở trong hỏm tai và gây viêm tai giữa.
– Với những trẻ mắc các tình trạng bệnh viêm họng, amidan hay viêm mũi sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn lây lan lên tai giữa và gây viêm tai.
– Cha mẹ vệ sinh tai cho trẻ không sạch, không thường xuyên và không đúng cách khiến nhiễm trùng sau đó gây viêm tai.
– Trẻ dùng các vật nhọn, cứng để đưa vào tai khiến tai bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ tấn công, xâm nhập.
– Trẻ sống trong môi trường ôi nhiễm, khói bụi hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất độc hại.
– Trẻ thường xuyên tắm, bơi lội nguồn nước bẩn có chứa hóa chất, vi khuẩn cũng dẫn tới viêm tai giữa.
Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ em là gì?
Những biểu hiện của vấn đề viêm tai giữa ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần chú ý đó là:
– Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ mà cha mẹ có thể nhận biết là trước đó mấy ngày trẻ bị viêm họng, kèm sốt cao 39 – 40 độ, mệt mỏi, khó chịu và sút cân.
– Xuất hiện tình trạng co giật, quấy khóc, bỏ bú, tay ngoáy tay vào đầu và cơ thể lả ở trẻ sơ sinh.
– Trẻ bị ngứa tai, đau tai giữ dội và đau sâu trong tai, đau theo từng nhịp đập nghe kém và phản ứng chậm với âm thanh.
– Màng nhĩ bị xung huyết đỏ ở góc sau trên hoặc xương cán xương búa hoặc màng chùng.
– Trẻ em khi bị viêm màng nhĩ có thể bị rối loạn tiêu hóa như: ỉa chảy, nôn trớ, đầy bụng, đi ngoài nhiều lần và phân lỏng.
Khi nhận thấy những vấn đề bất thường của trẻ cha mẹ nên nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế thăm khám để tránh những biến chứng của bệnh.
Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thế nào?
Khi trẻ có những vấn đề về tai đặc biệt là tình trạng bệnh viêm tai giữa thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám để tránh những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.
Tại cơ sở y tế bác sĩ chuyên khoa sẽ có những thăm khám và chẩn đoán cũng như có phương án điều trị bệnh cho trẻ một cách an toàn.
Cha mẹ không nên tự ý điều trị bệnh cho trẻ khi chưa có chuẩn đoán từ các bác sĩ chuyên khoa.
Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa đó là:
– Dùng khăn mặt rửa bằng nước ấm và vắt sạch nước để lau tai
– Sau đó nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào tai.
– Dùng thuốc rửa tai hàng ngày để bệnh mau khỏi.
Cách phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Viêm tai giữa sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe của bé vì thế để hạn chế tình trạng này thì điều quan trọng và cần thiết là các ông bố bà mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh. Những biện pháp giúp hạn chế tình trạng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đó là:
– Cho bé bú mẹ: Với trẻ sơ sinh thì cần tăng cường sữa mẹ để giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như là thực phẩm dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ.
– Cho bé bú bình ở tư thế thẳng đứng (tạo thành một góc nghiêng ít nhất 30 độ) và giữ tư thế đó ít nhất là 30 phút sau khi bú xong.
– Giữ bé tránh xác các chất có khả năng kích ứng tạo chất nhầy trong hốc mũi và tai giữa của bé.
– Để thú bông, vật nuôi và bất cứ vật gì có lông ở xa chỗ bé ngủ. Không nên hút thuốc xung quanh bé.
– Hạn chế cho bé ngậm vú giả khi bé ngủ vào ban đêm, nhất là với trẻ từ 6 tháng trở lên vì nghiên cứu có thấy mối tương quan giữa việc ngậm vú giả và viêm tai giữa.
– Thường xuyên tăng cường các thực phẩm tốt cho trẻ từ trái cây và các loại rau củ.
– Không để những vật nhọn đâm vào tai của trẻ để tránh tai bị tổn thương và có có những viêm nhiễm.
Vấn đề viêm tai giữa ở trẻ em hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được, do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc sức khỏe của bé đúng cách.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề viêm tai giữa ở trẻ em sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.
B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.
Hotline: 0899.809.1150
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn
Website: phongkhamminhchau.vn