Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em là gì? Cách khắc phục thế nào?

Chảy máu cam là tình trạng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhất là với trẻ nhỏ. Thế thì nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em là gì? Để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề này thì chúng tôi xin có những chia sẻ thông qua nội dung bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ nhỏ là gì?

Chảy máu cam là một trong những triệu chứng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi rơi vào tình trạng này nhiều bậc cha mẹ vẫn khá bối rối không biết nên xử lý thế nào.

Tư Vấn

Chảy máu cam không có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng trẻ có thể thấy hoảng sợ, hoang mang. Trong ảnh hưởng nếu trẻ bị chảy máu kéo dài thì tác động nguy hiểm hơn làm cho trẻ mất nhiều máu tăng nguy cơ u xơ vòm họng.

Khi trẻ chảy máu cam thường xuyên cũng thường phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Bởi lượng máu chảy ra nhiều làm mất cân bằng với lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Hậu quả của hiện tượng này là trẻ sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, kém ăn, thiếu máu và có thể rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ nhỏ đó là:

Do va đập: Trẻ có thể chảy  máu cam trong những lúc trẻ chơi đùa và cho những vật dụng, đồ chơi có mũi nhọn hoặc bị va đập vào các vật cứng như bàn, ghế, tường…

Do thời tiết: Nếu độ ẩm không khí quá thấp sẽ làm cho không khí quá khô màng nhầy vách mũi trẻ cũng bởi vậy mà không còn độ đàn hồi, giảm độ co giãn và vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần có sự chà xát nhỏ như khi bé hắt hơi hay dụi mũi cùng có thể làm chảy máu cam. Tương tự khi trời nóng mạch máu giãn nở, trẻ sẽ cảm thấy ngứa và có thể ngoáy mũi và làm vỡ mạch máu.

Tư Vấn

Mất cân bằng độ ẩm: Một nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ nhỏ là do mất cân bằng độ ẩm. Khi nhiều gia đình sử dụng điều hòa, làm khô không khí ở môi trường xung quanh do đó làm cho mũi trẻ bị khô, dễ chảy máu cam. Điều tương tự cũng xảy ra khi một số bé có sở thích đứng trước tủ lạnh, đặc biệt vào mùa hè.

Thiếu chất dinh dưỡng: Vitamin C là loại vitamin vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, có tác dụng bảo vệ trẻ đặc biệt chống lại các bệnh truyền nhiễm. Khi thiếu hụt vitamin C làm cho sức đề kháng của trẻ suy yếu, các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp bị vi khuẩn truyền nhiễm tấn công, một phần gây tổn thương vùng mạch máu khiến trẻ bị chảy máu cam.

Viêm mũi: Viêm mũi thường làm cho các mạch máu bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch mở rộng, do đó hệ thống mạch máu trong khoang mũi của trẻ cũng có những biến đổi nhất định nên dễ dàng gây ra chảy máu mũi khi có tác động nhẹ từ bên ngoài.

U mũi: Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em khá nghiêm trọng mà cha mẹ cần chú ý là tình trạng u mũi. Những khối u này là lành tính cũng có thể ác tính. Tuy nhiên, bố mẹ cần tiến hành kiểm tra và thăm khám bác sĩ để có phương pháp khắc phục hạn chế tình trạng biến chứng nguy hiểm.

Các yếu tố bẩm sinh: Có một số yếu tố bẩm sinh, di truyền nư cấu trúc thành  mạch, cấu tạo vách mũi mỏng cũng khiến trẻ dễ bị tác động của ngoại cảnh, gây tổn thương và chảy máu cam.

Khi trẻ chảy máu cam thông thường là nhanh chóng cầm lại được thì cha mẹ không nên quá lo lắng cần chú ý quan sát và chăm sóc bé. Nhưng với tình trạng bé thường chảy máu cam thường xuyên, có thể mệt mỏi, khó chịu thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế thăm khám.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị chảy máu cam

Cần làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Tình trạng chảy máu cam ở trẻ em thường khiến nhiều bậc cha mẹ khá bối rối nhất là với những người lần đầu gặp tình trạng này. Trong trường hợp này các các bậc phụ huynh nên bình tĩnh đừng quá hoang mang, hoảng sợ sẽ càng làm trẻ sợ theo. Nên thực hiện các bước sau:

Bước 1: xác định mũi chảy máu, thường máu chảy ta từ một bên lỗ  mũi, nhưng trẻ thường có phản  ứng dụi nên máu loang ra khó phân biệt máu chảy từ bên nào. Cha mẹ cần lau sạch  mũi cho bé, sau đó để bé cúi đầu xuống máu chảy ra và nhận biết máu chảy nên mũi nào.

Bước 2: Cầm máu cho trẻ, cha mẹ lấy ngón trỏ đè lên cánh mũi cho chạm vào vách ngăn. Hơi ngửa đầu bé lên một chút. Giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút thì máu sẽ ngừng chảy. Chỉ nên hơi ngửa ra phía sau không nên ngửa quá máu sẽ chảy ngược và hốc mũi.

Tư Vấn

Bước 3: Chăm sóc bé sau khi chảy máu cam, cần cho trẻ nghỉ nghỉ ngơi. Nếu cần có thể dùng bông gòn bịt lại lỗ mũi bị chảy  máu. Nếu máu chưa ngừng chảy xuống họng thì đặt bé nằm nghiêng. Hướng dẫn bé đầy máu ra ra ngoài bằng lưỡi. Không để trẻ nuốt máu vào bụng vì trẻ sẽ bị nôn và đau bụng.

Cách phòng tránh tình trạng chảy máu cam cho trẻ

Phòng tránh chảy máu cam cho trẻ

Ngoài việc cung cấp về nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em thì cũng có những cách để phòng tránh tình trạng này mà các bậc phụ huynh cần lưu ý như:

– Khi bé có những dấu hiệu và bệnh lý về tai mũi họng thì cần thăm khám và điều trị thường xuyên, Không để trẻ ngoáy mũi tránh chảy máu cam và vi khuẩn lây lan trong mũi.

– Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối 2 lần/tuần.

– Không để vật nhọn vào trong mũi của trẻ làm tổn thương mũi.

– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C từ rau củ, trái cây để tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề nguyên nhân chảy  máu cam ở trẻ em sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.

Tư Vấn

B.S

Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

Hotline: 0899.809.1150

Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn

Website: phongkhamminhchau.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *