Dấu bệnh bệnh tay chân bị sưng có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Do đó việc nhận biết những dấu hiệu của bệnh sẽ giúp người bệnh kịp thời khắc phục tình trạng này. Với bài chia sẻ sau chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Dấu hiệu bệnh tay chân bị sưng thế nào?
Các triệu chứng phổ biến của sưng bàn chân hoặc bàn tay là:
– Người bị bệnh tim hoặc thận và đang bị sưng phù nề.
– Người có bệnh gan và đang bị sưng ở chân.
– Các khu vực bị sưng có màu đỏ và cảm thấy ấm khi chạm vào.
– Nhiệt độ cơ thể cao hơn so với bình thường.
– Nữ giới mang thai và đang bị sưng, phù nề.
Trong một số trường hợp các triệu chứng có thể tệ hơn như:
– Đau, thấy áp lực hoặc tức ở vùng ngực
– Chóng mặt
– Nhầm lẫn, bối rối.
– Cảm thấy đầu óc quay cuồng hoặc mờ nhạt.
– Có cảm giác khó thở.
Cách chẩn đoán bệnh tay chân bị sưng thế nào?
Bên cạnh chia sẻ về vấn đề dấu hiệu bệnh tay chân bị sưng thì người bệnh cần biết về cách để phát hiện vấn đề này.
Quan sát bằng mắt thường: Bạn sẽ thấy một số dấu hiệu ở chân chứng tỏ chúng đang bị phù bằng cách quan sát, hoặc sờ vào tay chân để xem xét tình trạng đàn hồi sau đó hay không. Đồng thời, xem xét cân nặng. Nếu mỗi ngày (cùng thời điểm vào lúc đói) cân nặng của bạn tăng lên 1 – 2kg. kèm theo những dấu hiệu bất thường khác (có hoặc không) thì nên đến gặp bác sĩ để thực hiện xét nghiệm, kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Cát xét nghiệm cần thiết: Dựa vào những thông tin mà người bệnh cung cấp, kèm theo những bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành một hoặc một vài xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh. Xét nghiệm thường thấy như:
– Xét nghiệm nước tiểu
– Xét nghiệm máu
– Đo hoặc ước lượng áp suất trong mạch máu nhất định.
– Chụp X – quang.
Nguyên nhân gây ra dấu hiệu bệnh tay chân bị sưng là gì?
Ngoài việc tìm hiểu về dấu hiệu của bệnh tay chân bị sưng thì chúng ta cần biết rõ nguyên nhân của vấn đề này.
Dị ứng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng như: Tiếp xúc với phấn hoa, do thời tiết hoặc do ăn phải một loại thức ăn nào đó gây dị ứng. và một bộ phận cơ thể bỗng nhiên bị sưng lên là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị dị ứng.
Một số trường hợp nghiêm trọng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Sưng cổ họng và miệng, khó thở, lâng lâng, rối loạn tâm trạng, da xanh, mất ý thức…
Do vậy, nếu thấy cơ thể bị sưng phù bất thường ở chân tay thì cần tới cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu bệnh thận
Nếu thấy mặt hoặc chân tay thường xuyên bị phù, sưng hơn vào mỗi buổi sáng, có thể là bạn đang gặp vấn đề về thận. Ngoài triệu chứng sưng tay chân khi gặp bệnh thận người bệnh sẽ gặp những cơn đau lưng nhiều hơn và thay đổi màu sắc nước tiểu. Bệnh lý về thận khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, mọi người cần chú ý nhận biết biểu hiện của cơ thể và tới cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.
Bệnh tim mạch
Người bị bệnh tim mạch cũng thường sẽ bị sưng chân kèm theo dấu hiệu như đau ngực, mệt mỏi hoặc khó thở…Chân bị sưng là do chứng phù tim gây ra vì tim không thể bơm đủ máu đến các bộ phận khác của cơ thể.
Mất nước trong cơ thể
Nghe có vẻ vô lý nhưng sưng phù một bộ phận nào đó lại chính là dấu hiệu của sự mất nước của cơ thể. Vấn đề này được giải thích như sau: ở giai đoạn đầu của tình trạng mất nước, cơ thể bạn bắt đầu tích tụ chất lỏng cho sau này. Kết quả là mắt cá chân, cổ tay và phần bụng dưới có thể sưng lên.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Người bệnh cần tới cơ sở y tế khi có dấu hiệu bệnh tay chân bị sưng có những vấn đề bất thường sau:
– Đau ngực kéo dài hơn một vài phút
– Khó thở
– Ngất xỉu hoặc chóng mặt
– Đầu óc không còn minh mẫn.
Ngoài ra, nếu sưng tay chân không rõ lý do hoặc liên quan đến chấn thương về thể chất như chấn thương do thể thao hay tai nạn xe…thì cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và xác định cụ thể.
Trước khi tìm đến bác sĩ người bệnh có dấu hiệu bệnh tay chân bị sưng nên khắc phục bằng cách:
– Kê chân bị sưng lên một chiếc gối mềm cao, việc này có thể giúp giảm sưng.
– Nếu công việc buộc bạn phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, hãy tranh thủ nghỉ ngơi và di chuyển xung quanh bất cứ khi nào có thể.
– Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề dấu hiệu bệnh tay chân bị sưng sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.
B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.
Hotline: 0899.809.1150
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn
Website: phongkhamminhchau.vn