Những vấn đề bạn cần hiểu rõ về bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là một trong những tình trạng bệnh xương khớp ngày càng phổ biến nhất là ở người lớn tuổi, làm việc nặng…Với những chia sẻ dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm được cấu tạo bởi ba thành phần chính là nhân nhầy, vòng sợi và mỏm sụn và có cấu trúc dạng thớ sợi chắc, xếp theo hình vòng tâm, chứa nhân keo (tức là nhân nhầy đĩa đệm). Đĩa đệm có khả năng đàn hồi và biến dạng khi bị nén và đĩa đệm cũng có vai trò làm giảm chấn động tới các thân đốt sống. Vì thế, người ta ví đĩa đệm như một bộ phận có tác dụng làm giảm xóc.

Tư Vấn

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng. Khi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và đau lan xuống chân.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống. Bắt đầu từ tuổi 30, cấu trúc của sụn khớp bắt đầu có dấu hiệu hư tổn, đĩa đệm mất nước, nhân nhầy bị khô, vòng sụn bên ngoài bị thoái hóa gây rách vỡ. Khi có các vận động đột ngột liên quan đến vùng cột sống thắt lưng sẽ gây áp lực lên đĩa đệm, khiến chúng bị thoát vị.

Một số vận động hàng ngày trong sinh hoạt và lao động như: cúi cong lưng và nhấc vật lên đột ngột, cố gắng kiễng chân để lấy vật trên cao, ngồi nhiều, ngồi cong vẹo, cột sống, tập luyện thể thao quá sức (đặc biệt các bộ môn bóng dá, bóng rổ, tennis, cử tạ, leo cầu thang…) cũng gây tổn thương đĩa đệm và vùng cột sống lưng.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắng lưng đó là:

– Chấn lương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc một cú ngã từ trên cao va đập mạnh.

– Các bệnh lý cột sống bẩm sinh: gai đôi cột sống, gù vẹo, viêm xương khớp ở vùng thắt lưng…

– Thừa cân, béo phù: Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm sẽ gây áp lực lên sụn khớp và đĩa đệm, khiến đĩa đệm mất đi độ đàn hồi và tính linh hoạt, dễ dâng đến phình hoặc thoát vị.

Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng có nguy hiểm không?

Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường có cảm giác đau buốt từng cơn hoặc âm ỉ. Cơ đau biểu hiện rõ khi đi lại, đứng hoặc ngồi lâu, ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Cơn đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi, có cảm giác tê bì, Một số trường hợp, cơn đau còn lan xuống khu vực mông và hai mặt chân.

Tư Vấn

Phần lớn người lớn tự ý mua thuốc sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nếu không điều trị hiệu quả sẽ gây những ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt biến chứng gặp phải như:

– Đau rễ thần kinh

– Rối loạn cảm giác xúc giác: mất cảm giác nóng lạnh tại một số vùng da trên cơ thể mất cảm giác ở đầu ngón chân.

– Rối loạn vận động, bại liệt ở hai chân

– Rối loạn vận động, bại liệt ở hai chân.

– Rối loạn cơ thắt gây bí tiểu hoặc mất kiểm soát tiểu tiện, luôn có nước tiểu rỉ một cách thụ động.

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm thế nào?

Phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng để lại nỗi lo cho không ít bệnh nhân. Vì thế mọi người cần chú ý và có phương pháp phòng tránh bệnh một cách hiệu quả bằng những cách sau:

– Hạn chế ngồi quá lâu, đặc biệt nhân viên văn phòng nên có một số bài thể dục cho lưng ngay tại ghế làm việc. Đồng thời cứ sau một tiếng đồng hồ thì nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng.

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột hoặc bất ngờ quay vẹo cột sống. Tốt nhất nên giữ cho cột sống luôn thẳng trong sinh hoạt hàng ngày.

– Tránh khiêng vác nặng nhất là bê vật ở tư thế khom lưng.

– Không chơi thể thao quá sức kéo dài, không tập luyện khi cơ thể đang yếu.

– Tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày, nên chơi những môn thể thao phù hợp với giới tính, tuổi tác và thể trạng bản thân.

Tư Vấn

– Kiểm soát cân nặng tránh thừa cân béo phì áp lực lên cột sống.

– Bổ sung nhiều canxi và vitamin để xương khớp chắc khỏe. Đồng thời, hạn chế chất kích thích vào cơ thể, bỏ rượu và thuốc lá.

– Nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Để giúp hạn chế tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng thì người bệnh cần lựa chọn địa chỉ thăm khám chất lượng. Phòng khám Đa Khoa TPHCM là một trong những địa chỉ thăm khám chất lượng và an toàn được nhiều người bệnh đánh giá cao.

Phòng khám có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, trang thiết bị y tế chất lượng cùng phương pháp điều trị bệnh hiệu quả tránh những biến chứng an toàn.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.

B.S

Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

Hotline: 0287.300.9728

Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn

Website: phongkhamminhchau.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *