Bệnh đái láu nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào an toàn?

Bệnh đái láu hay còn gọi là bệnh tiểu rắt gây ra những khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này là gì cũng như cách khắc phục thế nào an toàn? Với nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin về vấn đề này.

Tư Vấn

Bệnh đái láu nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân gây ra bệnh đái láu là gì?

Thường thì chúng ta đi tiểu tiện từ 5 – 6 lần/ngày và ban đêm dường như ít khi đi tiểu. nếu có hiện tượng đi tiểu rắt, số lần đi tiểu tăng lên trong ngày, mỗi lần đi rất ít và tiểu nhiều về đêm. Có khi lên tới 10 – 20 lần/ngày. Người bệnh đái láu có thể kèm theo cảm giác đau buốt thì nguyên nhân có thể là:

– Viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu

– Sỏi bàng quang

– U xơ tuyến tiền liệt

– Bệnh lây lan qua đường tình dục

Đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đái láu, tuy nhiên, để thực sử biết được nguyên nhân thì người bệnh cần tới cơ sở y tế thăm khám xét nghiệm nước tiểu, siêu âm…Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Tư Vấn

Điều trị bệnh đái láu hiệu quả an toàn

Điều trị bệnh đái láu như thế nào?

Để điều trị bệnh đái láu cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh.

– Đối với nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc kháng sinh hoặc tùy thuộc từng trường hợp mà áp dụng các phương pháp khác như đưa trực tiếp thuốc vào bàng quang, nong bàng quang…

– Đối với trường hợp sỏi thận, sỏi bàng quang, có thể sẽ cần tiến hành loại bỏ sỏi sau đó điều trị bằng thuốc chống viêm.

– Đối với nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị. Có thể là thuốc men, phẫu thuật hay châm cứu.

– Đối với nguyên nhân bệnh lây lan qua đường tình dục cần tùy từng bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc cũng như các phương pháp điều trị bổ sung.

Cách trị bệnh đái láu bằng phương pháp dân gian

Một số cách điều trị bệnh đái láu bằng phương pháp dân gian mà các bạn có thể áp dụng như:

Chữa bệnh đái láu bằng củ sắn dây

Củ sắn dây cạo sạch vỏ thái miếng và đem phơi khô, sấy giòn. Sau đó giã nhỏ đem rây cho mụn để hoàn uống với đường hàng ngày như cách chúng ta vẫn uống bột sắn sống: Loại bột này trông không trắng như bột sắn lọc nhưng mát tốt hơn bột sắn đã lọc qua nước nhiều lần.

Tư Vấn

Cách chữa bệnh đái láu bằng bí xanh

Lấy một miếng bí xanh to cỡ bằng cái chén ăn cơm, gọt bỏ ngoài, giã vắt lấy nước cốt và hòa vào đổ một chút muối để uống. Hoặc hàng ngày ăn bí sống, ăn nhiều trong mười ngày bệnh sẽ giảm. Nếu không ăn được bí sống có thể luộc bí ăn thường xuyên và uống cả nước càng tốt.

Cách chữa bệnh đái láu bằng bèo cái

Lấy một nắm to bèo cáo bỏ rễ, một nắm lá thài lai, một nắm rễ gianh, một nắm lá mã đề. Tất cả rang vàng úp xuống chỗ đất đã quét sạch, đội cho nguội, lấy một vốc to cho vào ấm để sắc. Uống lúc gần nguội. Khi uống pha thêm một thìa đường đen.

Cách chữa bệnh đái láu bằng rau mồng tơi

Mồng tơi là loại rau có tính ngọt nhẹ, mát dịu dùng để nấu canh hoặc luộc giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Trẻ em bị táo bón phụ nữ sinh khó, mắt nóng đỏ, dùng lá mồng tơi ép lấy nước uống hoặc đắp lên mắt.

Mồng tơi còn được sử dụng như bài thuốc chữa đái dắt, đái nhỏ, cầm máu. Sử dụng khoảng 100g mồng tơi sắc nước uống trong ngày thau cho trà chữa tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ giọt.

Tư Vấn

Khắc phục tình trạng bệnh đái láu

Cách giúp giảm tình trạng bệnh đái láu thế nào?

Bệnh đái láu không chỉ gây khó chịu trong đời sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới đường tiết niệu. Vì thế mọi người cần chủ động hạn chế tình trạng này bằng cách:

– Uống đủ nước 2 lít/ngày không nên uống nhiều quá hoặc ít quá đảm bảo hoạt động của bàng quang.

– Khi cần đi tiểu nên đi ngay không nên nhịn tiểu quá lâu.

– Bổ sung vitamin C khi bị nóng trong bằng sử dụng các loại trái cây, rau củ xanh.

– Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.

– Dùng các loại trà thảo dược lợi tiểu.

– Bổ sung thêm dầu cá cho cơ thể giảm các bệnh viêm nhiễm.

Tư Vấn

– Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, nữ từ 1 – 2 lần/ngày. Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín phù hợp tránh các bệnh viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm đường niệu đạo.

– Nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn ở khu vực âm đạo đi ngược lên vào bàng quang, đường tiết niệu, gây viêm nhiễm.

Khi có những dấu hiệu bệnh đái láu thì tốt nhất các bạn nên nhanh chóng tới có sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Không nên để bệnh kéo dài sẽ gây ra những vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề bệnh đái láu sẽ cung cấp cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí.

B.S

Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

Hotline: 0899.809.1150

Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn

Website: https://phongkhamminhchau.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *