Dấu hiệu bị ra máu khi uống thuốc tránh thai hàng ngày phải làm sao?

Khi bị ra máu khi uống thuốc tránh thai hàng ngày thì phải làm thế nào? Để giúp chị em có thêm những thông tin về vấn đề này thì chúng tôi sẽ có một vài thông tin qua nội dung bài viết sau đây. Các bạn hãy cùng tìm hiểu để biết rõ hơn nhé!

Ra máu khi uống thuốc tránh thai hàng ngày

Tại sai bị ra máu khi uống thuốc tránh thai?

Khi sử dụng thuốc tránh thai một số nữ giới có thể gặp tình trạng ra máu. Về cơ bản thuốc tránh thai có cơ chế và vai trò ngăn không cho xảy ra quá trình thụ thai. Bằng nhiều cách và tác động lên nhiều giai đoạn của quá trình thụ thai. Với hai thành phần chính là nội tiết tố estrogen và progesterone.

Tư Vấn

Hai thành phần này sẽ chống sự rụng trứng, ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng, làm nội mạc tử cung không còn thích hợp cho sự làm tổ của trứng. Và sự ức chế này có thể gây ra những vấn đề ở nữ giới như tăng chuyển hóa đường đạm, tắc nghẽn mạch do huyết khối do thành phần steroid làm thay đổi ít nhiều chức năng gan.

Khi sử dụng thuốc tránh thai sẽ làm giảm sức bền mạch máu nông gây ra sự ra huyết, việc sử dụng thuốc kéo dài còn ảnh hưởng tới mô học nội mạc tử cung.

Ngoài ra, những bệnh lý ở tử cung như viêm cổ tử cung cũng góp phần làm tình trạng ra máu âm đạo.

Việc ra máu âm đạo khi sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể là do chị em sử dụng không đúng cách, thuốc không đảm bảo chất lượng nên có thể gây ra những tác dụng làm chảy máu âm đạo.

Làm gì để kiểm soát tình trạng chảy máu khi uống thuốc tránh thai?

Uống thuốc tránh thai hàng ngày ra máu làm sao?

Khi uống thuốc tránh thai hàng ngày bị ra máu thì có thể kiểm soát bằng những cách như:

– Trường hợp ra máu ít, chị em có thể dùng một viên ethinyl estra****, sử dụng cùng với thuốc tránh thai đến ngày thứ 22 thì dừng lại.

Tư Vấn

– Trường hợp bị ra máu nhiều thì mỗi tối uống thêm 2 viên ethinyl estra****, dùng cùng với thuốc tránh thai đến ngày thứ 22 thì dừng lại.

– Trường hợp ra máu tương đương với lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt, hoặc thời gian ra máu gần một chu kỳ kinh nguyệt thì nên dừng uống đợt thuốc này, đợi đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo thì bắt đầu uống và tính ngày uống thuốc tránh thai lại từ đầu.

– Nữ giới cần tuân thủ những hướng dẫn sử dụng thuốc, tập thói quen uống thuốc đúng giờ.

– Bảo quản thuốc ở môi trường đảm bảo, khô ráo, tránh ẩm ướt.

– Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng uống thuốc tránh thai bị chảy máu thì nữ giới nên có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý dùng thuốc khiến vấn đề sức khỏe càng trầm trọng hơn.

Tác dụng phụ gì khi uống thuốc tránh thai?

Ngoài tình trạng ra máu khi uống thuốc tránh thai thì có một số tác dụng nữa mà chị em có thể gặp phải đó là:

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai là gì?

Buồn nôn: Buồn nôn nhẹ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng buồn nôn thường tự hết sau một thời gian ngắn. Giải pháp cho chị em là có thể dùng thuốc với thức ăn hoặc khi đi ngủ. Chị em nên gặp bác sĩ nếu cảm giác buồn nôn nặng và kéo dài.

Cương ngực: Thuốc tránh thai có thể khiến ngực to lên hoặc cương cứng hơn. Tình trạng này thường sẽ cải thiện sau khi dùng thuốc được một vài tuần. Nếu có thói quen uống cà phê thì nên giảm bởi khi giảm lượng caffeine cũng như lượng muối và áo chip nâng ngực có thể giúp cải thiện tình trạng cương đau. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện u cục hoặc đau kéo dài không hết thì cần tới gặp bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Tư Vấn

Đau đầu: Đây là một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây ra, nhưng nếu bạn thấy xuất hiện những kiểu đau đầu mới thì nên gặp bác sĩ thăm khám, không nên bỏ qua triệu chứng này.

Tăng cân: Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng không cho thấy thuốc tránh thai uống khiến tăng cân, song một số nữ giới giữ nước nhiều hơn nhất là ở vùng ngực và hông.

Thay đổi tâm trạng: Một số phụ nữ bị trầm cảm hoặc những thay đổi cảm xúc khác trong khi uống thuốc tránh thai. Do đó, cần liên hệ với bác sĩ nếu bạn thấy tâm trạng bị thay đổi trong khi dùng thuốc.

Không thấy kinh nguyệt: Có những lúc thuốc uống đúng, song vẫn không thấy kinh nguyệt. Mặc dù nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều này như stress, ốm đau, đi lại hoặc đúng lúc có những bất thường về nội tiết hoặc tuyến giáp. Nhưng nếu không thấy kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt rất ít khi dùng thuốc thì nữ giới nên thận trọng thử thai trước khi uống vỉ thuốc tiếp theo và tìm tới bác sĩ khi thấy điều này tiếp tục xảy ra.

Khí hư bất thường: Một số nữ giới có thể thấy những thay đổi về khí hư tăng hoặc giảm. Hãy nói với bác sĩ nếu chị em cảm thấy lo ngại mình bị viêm âm đạo.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai, do đó, chị em cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề bị ra máu khi uống thuốc tránh thai hàng ngày có sao không sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các bác sĩ tư vấn một cách cụ thể nhanh chóng.

Tư Vấn

B.S

Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

Hotline: 0287.300.9728

Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn

Website: phongkhamminhchau.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *