Bị bệnh gút có nguy hiểm không? Chia sẻ về bệnh gút bạn đừng bỏ qua

Gút là một trong những bệnh lý có số người mắc phải ngày càng cao, đặc biệt là ở đối tượng nam giới. Thế thì bị bệnh gút có nguy hiểm không? Để giúp mọi người có những thông tin về vấn đề này thì chúng tôi xin có một vài chia sẻ thông qua nội dung bài viết sau.

Tư Vấn

Nguyên nhân gây ra bệnh gút là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh gút là gì?

Gút hay còn gọi là thống phóng căn bệnh này hình thành có lượng axit uric trong máu tăng cao. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có hai nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này đó là:

Do bẩm sinh

Lượng axit uric tăng do bẩm sinh, do yếu tố di truyền và cơ địa mỗi người. Do quá trình tổng hợp purin nội sinh, từ đó gây tăng axit uric. Bên cạnh đó hội chứng Lesch – Nyham cũng có thể gây tăng axit uric từ khi bệnh nhân còn nhỏ, biểu hiện bệnh này xảy ra ở toàn thân.

Do chế độ ăn uống tập luyện

– Sử dụng nhiều thức ăn chứa hàm lượng purin cao như; gan, thịt đỏ, cá, tôm…Hay uống nhiều loại rượu bia, chất kích thích… Thực ra đây là những yếu tố tác động mạnh tới việc phát bệnh hơn là nguyên nhân gây ra bệnh gút.

– Trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh như phá hủy các tế bào liên quan tới bệnh về huyết học như da hồng cầu, Hodgkin, đau tủy xương hoặc bệnh nhân dùng thuốc diệt tế bào để điều trị các u ác tính ảnh hưởng.

– Giảm thải các axit uric qua thận: Các bệnh lý về thận như suy thận, viêm thận mạn tính sẽ làm cho quá trình đào thải axit uric giảm và tổn đọng lại, lâu dần tích tụ và gây bệnh.

– Giới tính và độ tuổi mắc bệnh gút thường gặp ở tuổi từ 30 – 50 tuổi ở nam giới và sau đó tuổi mãn kinh đối với nữ giới.

– Yếu tố sức khỏe: Bệnh gút có liên quan tới số căn bệnh chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipit máu…

Tư Vấn

– Do thể trạng những người béo phì thường có nguy cơ bị bệnh gút cao hơn 5 lần.

Nhận biết kịp thời các dấu hiệu của bệnh gút

Dấu hiệu bệnh gút thế nào?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bị bệnh gút có nguy hiểm không thì các bạn cần biết về biểu hiện của căn bệnh này.

Ở giai đoạn đầu

– Nồng độ axit uric trong máu cáo nhưng không có triệu chứng rõ rệt, lâu dần tinh thể axit uric tích tụ lại ở một khớp thì gây ra các cơn viêm khớp cấp, tại khớp cấp xuất hiện biểu hiện sưng tấy, nóng, đau thường ở ngón chân cái.

– Những cơn đau buốt này thường xuất hiện vào ban đêm làm cho người bệnh bị mất ngủ bởi cơn đau có thể kéo dài vài tiếng sau đó mới bớt.

– Sau khi cơn đau do gút giảm thì vùng da có dấu hiệu ngứa, đỏ và bong tróc.

– Người bệnh có biểu hiện như sốt, cơ thể lạnh run và khó cử động cơ thể.

Tuy nhiên những cơn đau vào giai đoạn này thường giảm đi trong vòng một vài ngày hoặc một tuần sau đó. Sau khoảng thời gian dài bệnh rất có thể sẽ tái phát.

Ở giai đoạn muộn

– Thường xuyên xuất hiện những cơn đau cứng khớp, xảy ra ở các khớp khác nhau.

– Người bệnh có thể có những cơn đau kéo dài trong một vài giờ. Hoặc cũng có thể là những cơn đau buốt, dai dẳng từ vài tuần đến cả tháng.

Tư Vấn

– Rất nhiều các khớp chân tay có thể xuất hiện những u, cục, sưng túi dịch đệm ở đầu gối, khuỷu tay.

– Các khớp xương bị biến dạng, người bệnh cử động một cách khó khăn hoặc có thể bị teo cơ.

Bị bệnh gút có nguy hiểm không?

Bị bệnh gút có nguy hiểm không?

Gút nếu không điều trị đúng cách và an toàn thì có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe như:

Gây tổn thương xương khớp

Bệnh gút nếu không điều trị phù hợp thì bệnh nhân rất có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như tổn thương xương khớp.

Người bệnh phải đối mặt với các nguy cơ gây hủy hoại khớp, đầu xương bị tổn hại nặng nề có thể gây tàn phế.

Nếu các hạt tophi bị vỡ thì nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và rất cao và gây ra một số bệnh lý về viêm khớp, nhiễm khuẩn hay nhiễm khuẩn huyết.

Tổn thương nặng nề đến thận

Ngoài những ảnh hưởng tới xương khớp thì bệnh gút còn ảnh hưởng tới thận. Theo thống kế có khoảng 10 – 15% bệnh nhân mắc bệnh gút có tổn thương ở thận. Các bệnh thường gặp là viêm cầu thận, viêm khe thận.

Nồng độ axit uric trong máu tăng cao sẽ bài tiết qua thận và thoát ra ngoài qua đường nước tiểu. Đây là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng ở bể thận gây nên sỏi thận.

Không chỉ có vậy, người bệnh gút còn phải đối diện với nguy cơ về thận khi bị ứ nước, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim.

Bệnh gút thường bị chuẩn đoán nhầm với một số bệnh như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp. Nếu không chẩn đoán đúng và điều trị sai phương pháp thì người bệnh có thể mắc biến chứng về loãng xương, lao, tiểu đường…

Tư Vấn

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút thì người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị một cách tích cực. Không nên để bệnh kéo dài làm ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề bị bệnh gút có nguy hiểm không sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.

B.S

Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

Hotline: 0287.300.9728

Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn

Website: https://phongkhamminhchau.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *