Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở tai. Thế thì có những loại thuốc chữa bệnh viêm tai giữa nào? Để có thể giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này thì chúng tôi xin có một vài chia sẻ thông qua nội dung bài viết sau đây.
Bệnh viêm tai giữa là gì?
Tai là bộ phận được cấu tạo gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ (màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương tai tránh bị tổn thương.
Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ thấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.
Bệnh viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi). Viêm tai giữa xảy ra có thể do một loại vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa. Nhiễm khuẩn này thường là kết quả của một căn bệnh: bệnh cúm, bệnh cảm lạnh hoặc dị là nguyên nhân gây tắc và sưng đường mũi, họng và ống Eustachian. Sự khởi đầu và triệu chứng của viêm tai giữa thường nhanh chóng.
Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa thường gặp đó là: Đau tai nhất là khi nằm xuống, sốt cao từ 38 độ trở lên, khó ngủ, khóc và cáu kỉnh nhiều hơn bình thường. Khó nghe hoặc phản ứng với âm thanh, đau đầu, chảy dịch từ tai, chán ăn, ói mửa, tiêu chảy.
Viêm tai giữa thường được chưa làm ba giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng viêm tai của người bệnh ở giai đoạn nào và chỉ định dùng loại thuốc thích hợp.
Có loại thuốc nào điều trị viêm tai giữa?
Có những loại thuốc giúp điều trị viêm tai giữa được áp dụng hiện nay đó là:
Thuốc điều trị toàn thân
Sử dụng thuốc uống kháng sinh hoặc tiêm: Thuốc nhóm Beta – lactam. Lưu ý hạn chế sử dụng nhóm thuốc kháng sinh đặc biệt với trẻ dưới 3 tuổi, là độ tuổi đang tập nói, trong khi đó nhóm kháng sinh này có khả năng gây độc tố ốc tai cho trẻ. Nếu dùng trẻ cơ thể sẽ bị câm điếc do thuốc.
Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày ( 7 – 10 ngày) hoặc thuốc kháng viêm non – steroid, thuốc chống viêm giảm phù nề giúp giảm viêm, phục hồi cấu trúc mô bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây viêm.
Thuốc hạ sốt, giảm đau: Loại thuốc này được dùng tùy vào chỉ đình của bác sĩ, giúp hạn chế tình trạng đau, sốt khi viêm viêm tai giữa.
Thuốc điều trị tại chỗ
Thuốc nhỏ mũi: Dùng thuốc chống sung huyết, co mạch, giảm phù nề, chống viêm được sử dụng với mục đích là làm sạch hốc mũi và trả lại sự thông thoáng cho tai giữa và mũi họng. điều này giúp cho việc phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa dễ dàng hơn và dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài qua đường vòi tai.
Thuốc nhỏ tai: Thuốc nhỏ tai được chia làm hai loại tùy theo thành phần cơ bản của thuốc và thuốc nhỏ cho những trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ và thuốc dùng cho viêm tai có thủng màng nhĩ.
Nếu viêm tai không thủng màng nhĩ: Giai đoạn sung huyết dùng thuốc nhỏ tai kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm hoặc thuốc nhỏ tai có tính sát khuẩn và giảm đau.
Trường hợp viêm tai có bị thủng màng nhĩ: Dùng những thuốc nhỏ tai được bào chế bằng kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai.
Lưu ý gì khi dùng thuốc chữa viêm tai?
Điều trị viêm tai giữa được chia theo từng giai đoạn của bệnh. Khi bệnh ở giai đoạn xung huyết thì thường chỉ cần điều trị bằng kháng sinh toàn thân kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
Viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.
Viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng sẽ khiến cho việc điều trị càng khó khăn hơn.
Việc sử dụng thuốc chữa bệnh viêm tai giữa cần có sự hướng dẫn một cách cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa người bệnh không nên:
– Tự ý dùng thuốc sẽ làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn.
– Dùng thuốc đúng liều lượng, đảm bảo thời gian không làm dụng.
– Trong quá trình dung thuốc điều trị cần chú ý kết hợp chăm sóc và vệ sinh các bộ phận tai mũi họng đúng cách tránh để lây lan sang có phần khác của cơ thể.
Ngoài ra, khi gặp vấn đề viêm tai giữa người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám. Không nên để bệnh kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và càng khó khăn hơn cho việc điều trị.
Phòng khám Đa Khoa TPHCM là một trong những địa chỉ thăm khám đảm bảo chất lượng và uy tín mà người bệnh có thể tin tưởng lựa chọn để điều trị bệnh viêm tai giữa một cách an toàn và hiệu quả. Địa chỉ y tế chất lượng, bác sĩ giỏi, môi trường y tế tốt.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề thuốc chữa bệnh viêm tai giữa sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.
B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.
Hotline: 0287.300.9728
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn
Website: phongkhamminhchau.vn