Đi cầu ra máu bị gì? – Các bệnh khu vực hậu môn trực tràng nguy hiểm

“Tôi cảm thấy khá lo lắng khi gần đây tôi đi cầu ra máu. Tình trạng này xảy ra khá thường xuyên, máu có màu đỏ tươi. Tôi thắc mắc muốn hỏi bác sĩ đi cầu ra máu bị gì mong các bác sĩ có thể tư vấn và cho tôi lời khuyên. Xin cảm ơn các bác sĩ rất nhiều ạ!”

(Thanh Tùng – 32 tuổi)

Rất cảm ơn câu hỏi mà Tùng đã gửi tới cho chuyên mục tư vấn sức khỏe bệnh hậu môn trực tràng. Để giúp các bạn có thêm những thông tin về vấn đề đi cầu ra máu thì chúng tôi xin có những chia sẻ sau đây.

Đi cầu ra máu là bị gì? Nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu bị gì?

Đi cầu ra máu là hiện tượng có máu chảy ra khi đi ngoài và máu có màu đỏ tươi. Lượng máu chảy ra có thể chỉ rất ít, thấm vào giấy vệ sinh, lẫn với phân hoặc chảy thành tia, giọt kèm theo triệu chứng khác như sốt, đau vùng hậu môn, tùy theo từng bệnh.

Tư Vấn

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì tình trạng đi ngoài ra máu là một triệu chứng khá phổ biến, thường gặp ở các bệnh lý hậu môn trực tràng như:

Bệnh trĩ

Trĩ là bệnh do suy giãn, phì đại tĩnh mạch vùng hậu môn. Người bệnh ít để ý do giai đoạn đầu bị trĩ, khi đại tiện chỉ chảy máu rất ít, máu lẫn vào phân và thấm vào giấy vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ tiến triển nặng thâm, các cơn đau vùng hậu môn sẽ rõ rệt, thường xuyên hơn, việc đại tiện như cực hình và xuất huyết hậu môn càng nhiều.

Polyp trực tràng

Polyp trực tràng là bệnh do các khối u lành tính ở trực tràng gây ra các đợt đại tiện chảy máu thường kèm theo đau bụng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành ung thư đại trực tràng đe dọa tính mạng người bệnh.

Chứng táo bón

Chứng táo bón thường xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu chất xơ, rau xanh, ngại vận động thân thể, nhịn đại tiện, uống ít nước hoặc từ các nguyên nhân bệnh lý thần kinh, tâm lý căng thẳng…Người bị táo bón rất khó đại tiện, phân khô cứng và khuôn phân to dễ làm rách miệng hậu môn, dẫn đến đi ngoài ra máu đỏ tươi. Tuy nhiên, đại tiện ra máu chỉ là một trong rất nhiều hậu quả khác của táo bón, ví dụ như: chướng bụng, tiêu hóa kém, thể trạng mệt mỏi, tích tụ độc tố cơ thể do phân bị ứ đọng lâu ngày tại đường ruột, thậm chí bị sa trực tràng…

Viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn

Các bệnh viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn chủ yếu lại xuất phát từ nguyên nhân táo bón. Bệnh nhân cố gắng rặn làm ống hậu môn, sưng phù nề, đỏ mọng, chảy máu thành từng giọt, thậm chí bội nhiễm, lở loét vùng hậu môn.

Đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau, mỗi căn bệnh sẽ có mức độ nguy hiểm nhất định. Nhiều người nghĩ rằng đi vệ sinh ra máu là hiện tượng thường gặp, không đáng lo ngại nhưng các chuyên gia cho rằng nếu kéo dài tình trạng này thì hậu quả sẽ khó lường trước được.

Đi vệ sinh ra máu nếu không điều trị có thể gây nên những tác hại nguy hiểm sau đây:

Gây thiếu máu trầm trọng: Việc đi cầu ra máu sẽ khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trầm trọng. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể hoa mắt, chóng mặt. Nặng hơn, người bệnh có thể bị choáng ngất, tụt huyết áp, chân tay lạnh,…

Tư Vấn

Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Đại tiện ra máu thường xuyên sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, đứng ngồi không yên. Từ đó sinh hoạt và công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Gây biến chứng nguy hiểm: Tình trạng đi cầu ra máu cũng không thể xem nhẹ vì có thể gây ung thư trực tràng, ung thư hậu môn, gây viêm nhiễm vùng hậu môn, nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Chính vì thế, nếu đi vệ sinh ra máu nhiều thì người bệnh nên chủ động có những phương pháp khắc phục tình trạng này cũng như đến các bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa uy tín để khám chữa trị kịp thời.

Đi cầu ra máu nên làm gì?

Nên làm gì khi đi cầu ra máu?

Khi có tình trạng đi cầu ra máu thì các bạn nên:

– Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi ngoài để tránh tình trạng viêm nhiễm.

– Tập thể dục đều đặn thường xuyên.

– Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để phân mềm hơn.

– Chữa tình trạng táo bón, trĩ nếu bạn đã mắc phải những chứng bệnh này.

– Tăng cường chất xơ bổ sung cho cơ thể mỗi ngày.

– Tập đại tiện theo đúng khung giờ hàng ngày.

– Cần lựa chọn địa chỉ thăm khám đảm bảo và chất lượng khi tình trạng đi cầu ra máu thường xuyên.

– Không nên tự ý điều trị vấn đề đi cầu ra máu hay dùng thuốc khi chưa có ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề đi cầu ra máu là bị gì sẽ cung cấp cho chị em thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.

Tư Vấn

B.S

Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 34-36 Đ. Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 028 3969 7887

Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn

Website: https://phongkhamminhchau.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *