“Chào bác sĩ em không biết vì sao thời gian gần đây em thường bị đau nhói hậu môn khi hành kinh. Nó khiến em cảm giác vô cùng khó chịu, các bác sĩ cho em hỏi là em có gặp vấn đề gì bất thường không ạ? Em cảm ơn các bác sĩ nhiều.”
(Thanh Hà – 24 tuổi)
Cảm ơn Hà đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn sức khỏe. Để có thể giúp bạn có những thông tin về vấn đề này thì chúng tôi xin có những chia sẻ thông qua nội dung bài viết sau đây.

Đau nhói hậu môn khi hành kinh là bệnh gì?
Tình trạng đau nhói hậu môn là hiện tượng chị em cảm thấy đau buốt ở khu vực hậu môn. kể cả khi đại tiện hay đi đứng thông thường. Tùy trường hợp mà cơn đau chỉ xuất hiện khi đó hoặc đau âm ỉ sau nhiều giờ.
Tình trạng đau hậu môn khi hành kinh có được lý giải có thể do những trường hợp sau:
Trường hợp 1
Nếu như chị em chỉ thấy đau buốt hậu môn cũng như tình trạng này chỉ xuất hiện trong những ngày hành kinh và không có dấu hiệu chảy máu, sưng tấy hậu môn thì chị em cũng không cần quá lo lắng. Bởi đây có thể là nội tiết tố nữ bị thay đổi bên trong cơ thể trong thời gian hành kinh. Từ đó khiến cho các bộ phận ở vùng chậu cũng như khu vực hậu môn – trực tràng bị tác động, gây ra hiện tượng đau nhức.
Trường hợp 2
Nếu đau hậu môn kèm theo các triệu chứng đi cầu ra máu, sưng tấy hậu môn. Cảm giác ngứa ngáy mỗi khi đến tháng, sờ vào thấy xuất hiện khối căng tức mềm thì không nên lơ là xem thường. Vì đây có thể là biểu hiện của những căn bệnh hậu môn – trực tràng nguy hiểm.


Đau nhói hậu môn khi hành kinh dấu hiệu bệnh hậu môn trực tràng
Đau nhói hậu môn khi hành kinh sẽ không nguy hiểm nếu nó không đi kèm những triệu chứng khác. Tuy nhiên, đau hậu môn khi hành kinh cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý hậu môn – trực tràng nguy hiểm như:
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh hàng đầu với biểu hiện đau rát vùng hậu môn. Bệnh này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và độ tuổi mắc bệnh trĩ cũng rất đa dạng.
Khi bị trĩ người bệnh sẽ cảm thấy đau, sưng ở vùng hậu môn kèm với chứng đại tiện ra máu.Khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ gây ngứa, viêm nhiễm ảnh hưởng tới sinh hoạt của chị em.
Đặc biệt, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu. Phụ nữ mắc bệnh trĩ và đau hậu môn khi hành kinh rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa. Nguyên nhân là vì hai bộ phận này nằm gần nhau. Đồng thời ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục, khả năng sinh sản.
Nứt kẽ hậu môn
Bệnh lý nứt kẽ hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và nó cũng gây nên tình trạng đau hậu môn, đại tiện ra máu, ngứa hậu môn.

Chị em phụ nữ mắc bệnh này sẽ gặp phải tình trạng kinh nguyệt thất thường, đau nhiều tại vùng thắt lưng và vùng chậu.
Apxe hậu môn
Căn bệnh tổn thương do viêm nhiễm xung quanh hậu môn. Các niêm mạc quanh hậu môn bị viêm nhiễm nặng, tụ mủ và sau một thời gian sẽ tự vỡ gây nhiều đau đớn và khó chịu cho chị em.
Nữ giới khi bị bệnh apxe hậu môn thường cảm thấy đau rát dữ dội ở hậu môn. Các ổ apxe hậu môn sưng tấy khiến cho người bệnh đứng ngồi không yên. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng, chảy mủ, viêm nang lông hậu môn…
Riêng với câu hỏi của bạn Thanh Hà do bạn không nói rõ về cụ thể, chi tiết dấu hiệu mà mình gặp phải vì thế các chuyên gia y tế khuyên bạn là nên tới cơ sở y tế thăm khám để biết rõ vấn đề mình đang gặp phải là gì.

Ngoài ra để hạn chế tình trạng đau nhói hậu môn khi hành kinh do bệnh lý hậu môn trực tràng thì các bạn nên:
Vệ sinh vùng hậu môn và vùng kín sạch sẽ: Kể cả những ngày hành kinh hay những ngày khô thoáng thì người bệnh cũng cần lưu ý về vấn đề vệ sinh của hai bộ phận này. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Không nhịn đại tiện: Nhiều người có thói quen nhịn đại tiện để không phải đối mặt với những cơn đau thực chất đây là việc làm hết sức sai lầm. Các chuyên gia cho biết, việc nhịn đại tiện trong thời gian dài sẽ làm cho quá trình bài tiết bị chậm lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề đi ngoài.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chị em nên tăng cường chất xơ, rau, củ quả đồng thời uống nhiều nước để giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hơn nữa còn giúp nhuận tràng, giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn.
Vận động thường xuyên: Sau những giờ học tập, làm việc thì chị em nên dành thời gian để tập các bài tập thể dục để giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề đau nhói hậu môn khi hành kinh sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin cần thiết. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 34-36 Đ. Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 028 3969 7887
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn