Cảm giác đau bụng không đi cầu được luôn làm bạn thấy vô cùng khó chịu. Thế thì nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cũng như cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Với nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giúp các bạn có câu trả lời cho vấn đề này. Nào hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đau bụng không đi cầu được là bệnh gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa về hậu môn trực tràng thì người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu khi có cảm giác đau bụng muốn đi ngoài nhưng không đi được. Khi thăm khám và siêu âm thì các bác sĩ nhận thấy thấy rằng dấu hiệu này có thể là do những bệnh lý sau:

Táo bón kinh niên: Đau bụng không đi cầu được là dấu hiệu thường thấy nhất ở những người gặp phải tình trạng táo bón kinh niên, ở những đối tượng này phân thường khô và cứng, việc đi ngoài là vô cùng khó khăn. Thông thường người bệnh phải rặn rất mạnh gây cảm giác đau rát ở hậu môn, thậm chí là không rặn được hoặc rặn mà phân không thể ra được.
Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón là do chế độ ăn của người bệnh không hợp lý, có quá nhiều chất đạm mà lại thiếu chất xơ, uống quá ít nước, thường xuyên ăn đồ cay nóng.
Tình trạng táo bón càng trở nên trầm trọng, kéo dài kinh niên thì người bệnh sẽ thấy đau bụng không đi vệ sinh được, nếu rặn quá mạnh sẽ gây ra nứt kẽ hậu môn, chảy máu, thậm chí là nguy cơ mắc bệnh trĩ càng gia tăng.
Bệnh viêm đại tràng co thắt: Hiện tượng viêm loét rối loạn chức năng đại tràng.
Nguyên nhân thường là do việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, đường ruột bị nhiễm ký sinh trùng hoặc các loại vi khuẩn có hại.
Khi mắc bệnh viêm đại tràng co thắt người bệnh thường xuất hiện cơn đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được hoặc buồn đi ngoài liên tục, người bệnh còn thấy cảm giác chướng hơi, sình bụng, phân không thành hình, có khi táo bón hoặc có khi lại đi lỏng.

Bệnh trĩ: Là tình trạng căng giãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn. Những người mắc bệnh trĩ ngoài cảm giác không đi ngoài được còn có các triệu chứng như xuất hiện các búi trĩ hậu môn, người bệnh chảy máu tươi mỗi khi đi đại tiện, đau rát, khó chịu, đứng ngồi không yên.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Là tình trạng người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn ở bộ phận tiêu hóa như trực tràng, gây nên tình trạng chướng bụng, khó tiêu. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải những thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn, có ga, những thực phẩm không phù hợp với cơ thể…Tình trạng đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được cũng thường xuyên xảy ra, đôi khi lại đi ngoài không kiểm soát.

Đau bụng không đi cầu được nên làm gì?
Khi có tình trạng đau bụng không đi cầu được người bệnh nên nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khá, kiểm tra cũng như để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho lời khuyên để khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, cùng với đó người bệnh nên chủ động phòng tránh bệnh bằng việc:
Uống nhiều nước lọc mỗi ngày
Uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị táo bón, khó đi vệ sinh. Vì thế nên đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Thời gian tốt nhất là sáng sớm khi mới thức dậy, giữa buổi sáng sau khi ăn và sau mỗi lần đi tiểu. Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch ruột, giúp việc bài tiết ở đại tràng diễn ra dễ dàng hơn.
Chế độ ăn cân đối, đầy đủ chất xơ
Chế độ ăn cân đối, đầy đủ chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Nên tăng cường các thực phẩm từ rau xanh, rau luộc, salad…trong bữa ăn hàng ngày. Bổ sung thêm các loại trái cây hoặc uống các loại nước ép, hạn chế thức ăn mặn, đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Chế độ sinh hoạt hợp lý, điều độ
Giấc ngủ và tình trạng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột. Do đó, để có chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp hệ tiêu hóa của hạn hoạt động tốt hơn. Nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, không nên thức khuya và ăn uống không điều độ.

Hạn chế ngồi, nằm lâu lười vận động
Việc ngồi hàng giờ trước máy tính hoặc nằm suốt ngày trên giường sẽ gây ra hiện tượng bí trệ trong hệ tiêu hóa do giảm nhu động ống tiêu hóa, hạn chế tống xuất phân ra ngoài. Nếu là dân văn phòng thì thoảng nên đứng dậy đi lại, thả lỏng cơ thể. Tập thể dục thường xuyên với các hoạt động đơn giản nhẹ nhàng cũng giúp phòng ngừa táo bón.
Đi đại tiện đúng giờ
Khá nhiều người thường xuyên nhịn việc đại tiện khi đang làm dở công việc. Việc này hoàn toàn không có lợi với sức khỏe dễ dẫn đến bệnh táo bón. Để tránh tình trạng này, mọi người cần tập thói quen đi vệ sinh vào giờ nhất định.
Chăm sóc tốt cho hệ tiêu hóa
Để hệ tiêu hóa luôn hoạt động tốt, bạn cần chăm sóc và quan tâm đến chúng, hạn chế thuốc kháng sinh. Theo dõi thay đổi của hệ tiêu hóa mỗi khi có những triệu chứng lạ như đau bụng, chướng bụng thì cần chữa trị kịp thời.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề đau bụng không đi cầu được sẽ cung cấp cho chị em thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp vào khung chat để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.
B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 34-36 Đ. Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 028 3969 7887
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn
Website: https://phongkhamminhchau.vn/